Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới

Giữa thời tiết nắng nóng đỉnh điểm của mùa Hè, những bức ảnh về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới càng khiến chúng ta thêm suy nghĩ, ám ảnh.

  • 50% dân số thế giới bị thiếu nước ngọt vào năm 2050
  • Thế giới có thể đối mặt với khủng hoảng nước 15 năm tới
  • Nước sạch và những con số biết nói

Tình hình cạn kiệt nước sạch nghiêm trọng trên toàn thế giới

Nhiều nguồn nước ngầm hiện đang ngày một cạn kiệt, trong khi đó, các trận mưa cũng được dự đoán sẽ trở nên hiếm hoi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, vào năm 2050, dân số thế giới dự kiến sẽ đạt ngưỡng 9 tỷ, đẩy nhu cầu sử dụng nước lên cao. Theo báo cáo, nhu cầu sử dụng nước của thế giới sẽ tăng 55% vào năm 20150, trong khi đó, nguồn nước dự trữ lại ngày càng eo hẹp.

Theo thống kê của tổ chức Liên Hợp Quốc, nếu các quốc gia trên thế giới không thay đổi cách sử dụng nguồn nước, thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nước trong vòng 15 năm tới.

Những hình ảnh sau đây sẽ phần nào cho chúng ta hiểu hơn về tình hình cạn kiệt nước đang ngày một trở nên nghiêm trọng ở các quốc gia trên toàn cầu:

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 1/6/2003: Người dân tập trung lấy nước từ chiếc giếng lớn trong làng Natwarghad, bang Gujarat, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 4/4/2013: Nhiều người dân cố gắng lấy nước dưới giếng cạn ở Bhaktapur, Nepal. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 20/3/2013: Một người dân đi xách nước từ dòng sông ô nhiễm để làm nước uống ở Côn Minh, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 7/1/2014: Người dân đội những thùng nước quý giá ở trại Tomping, gần thủ đô Juba của Nam Sudan. Ảnh: Reuters.

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 13/12/2011: Người phụ nữ đang lấy mẫu nước dưới dòng sông đỏ ngầu vì ô nhiễm tại Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: AFP).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 14/10/2003: Những đứa trẻ đang tắm trong chậu nước thải ở 1 khu ổ chuột tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 13/6/2003: Một người đàn ông đang trèo ra từ giếng nước cạn sau khi vật vã lấy nước uống cho người dân ở làng Chuda Chokadi, bang Gujarat, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 26/5/2003: Một cô gái đang lấy nước từ 1 vũng nước tù ở quận Tariq, thành phố Saddam, Iraq. Ảnh: Reuters.

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 27/9/2012: Rác thải lấp đầy 1 con kênh ở Port-au-Prince, Haiti. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 1/7/2012: Một cô gái đang lấy nước giếng khoan giữa dòng nước lũ ở làng Dhuhibala, bang Assam, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 22/3/2012: Một cô bé đang lấy nước từ 1 chiếc lỗ mới đào gần giếng cạn ở Jamam, Nam Sudan. Ảnh: AFP.

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 12/6/2009: Cậu bé đang uống nước từ vũng nước đục ngàu ở làng Bule Duba, ngoại ô Moyale, thành phố biên giới của Ethiopia và Kenya. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Một cô bé đang vươn mình ra lấy nước từ 1 vũng nước bùn ở trại tị nạn Doro của Nam Sudan. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 16/4/2011: Người dân đội nước về nhà sau khi ghé thăm ngôi làng Meni, bang Gujarat, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 9/8/2010: Một người đàn ông bị mắc kẹt cùng vật nuôi giữa dòng nước lũ tại quận Rajanpur, tỉnh Punjab, Pakistan. Ảnh: Reuters.

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 19/3/2015: Một người đàn ông cùng con trai đang bơi thuyền để nhặt những chai lọ nhựa giữa dòng sông ngập rác ở Manila. Ảnh: (AFP).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 22/3/2014: Người phụ nữ đang lấy nước dưới đáy sông Siang, làng Berasapori, bang Assam, Ấn Độ. (Ảnh: AFP).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 11/7/2007: Một người công nhân đang thu dọn số cá chết trên sông Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 13/3/2008: Người dân tập trung chờ lấy nước ở khu ổ chuột Mabella, thủ đô Freetown của Sierra Leone. Ảnh: Reuters.

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 21/3/2010: Một người đàn ông giặt quần áo ở chiếc ao ô nhiễm tại Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).

Chùm ảnh kinh hoàng về tình hình cạn kiệt nước sạch trên toàn thế giới
Ngày 25/3/2010: Một người dân đi qua hồ cạn nước và nứt nẻ ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News