Chung kết Robocon 2011: Hứa hẹn gay cấn
Mở màn cho chuỗi các sự kiện tại vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam năm 2011, tối ngày 9/5, Ban tổ chức đã tổ chức chương trình Gala “Giấc mơ bay”- Kỷ niệm 10 năm Robocon Việt Nam.
32 đội tuyển xuất sắc nhất đã vượt qua 245 đội tuyển tới từ 56 trường đại học, cao đẳng, và trung học chuyên nghiệp trên cả nước sẽ tham gia tranh tài qua các vòng 1/32, 1/16, 1/8 để lựa chọn ra nhà vô địch Robocon Việt Nam 2011.
Nhiều tân binh tham gia
Đội vô địch sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia Cuộc thi sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương, được tổ chức tại Thủ đô Bangkok- Thái Lan vào tháng 9/2011. Phần thưởng dành cho đội vô địch Robocon Việt Nam 2011 “Loy Krathong – tình bạn thắp sáng niềm vui” là Cúp vô địch; tiền thưởng 70 triệu đồng; một chuyến đi tham quan học tập tại một trường ĐH chuyên ngành Công nghệ tự động hóa tại Australia và quyền tham dự cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á Thái Bình Dương tại Thái Lan vào tháng 8 tới.
Một đội tham gia Cuộc thi Robocon 2011 đang tập luyện tại Cung thể thao
Tiên Sơn (Đà Nẵng) vào chiều 8/5 (Ảnh: Đ. Nguyên).
Theo Ban tổ chức (BTC), mặc dù cuộc thi năm nay vắng một số tên tuổi lớn như: ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự… nhưng không vì thế mà cuộc thi sẽ kém đi phần hấp dẫn.
Ông Phạm Việt Tiến, Phó trưởng ban thường trực, BTC Robocon Việt Nam 2011 cho biết: “Hiện hầu hết các đội đang giữ bí mật nên chưa thể đoán đội nào mạnh, đội nào yếu. Đặc biệt, trong số các đội tranh tài có sự góp mặt của một số “tân binh” như: Cao đẳng (CĐ) Điện tử điện lạnh, CĐ Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc, ĐH Thành Đô, ĐH Trần Đại Nghĩa - Bộ Quốc phòng hay trường Trung cấp Công nghệ tin học viễn thông Đồng Nai… nên hứa hẹn cuộc thi sẽ gây cấn và hấp dẫn đến phút cuối”.
Mở sân chơi sáng tạo robot
Trong giờ ráp sân chiều qua, đội robot của trường ĐH Lạc Hồng vẫn là đội gây sự chú ý nhất đối với ban tổ chức cũng như hàng ngàn khán giả yêu thích Robocon vì đây là đương kim vô địch Robocon toàn quốc và á quân Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm vừa qua. Do đó, cuộc tranh chấp gay cấn tại vòng chung kết có lẽ sẽ diễn ra giữa hai trường có số lượng đội tham dự đông nhất là ĐH Công nghiệp (7 đội) và ĐH Lạc Hồng (6 đội).
“Các đội vào chung kết đều có thực lực mạnh nhưng có lẽ đáng gờm nhất vẫn là các đội đến từ những trường như ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Công nghiệp Hà Nội. Đây là các trường có truyền thống thi đấu đỉnh cao nhiều năm và đạt được những giải thưởng lớn. Với lực lượng tương đối hùng hậu (được chọn lọc lại từ 13 đội tuyển ở cấp trường) cùng với sự chuẩn bị chu đáo nên chúng tôi rất tin tưởng sẽ đăng quang”, thạc sĩ Lâm Thành Hiển - Phó hiệu trưởng trường ĐH Lạc Hồng tự tin cho biết.
Trong suốt thời gian diễn ra các vòng đấu, BTC cũng tổ chức Triển lãm khoa học - công nghệ đặc biệt dành cho sinh viên với tên gọi Robocon Tech-show 2011 nhằm khuyến khích các sinh viên, vận dụng những kiến thức đã và sẽ tích lũy được từ các cuộc thi Robocon để nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm công nghệ cao, có khả năng áp dụng ngay vào trong chính thực tiễn cuộc sống.
Năm nay, Robocon Techshow có thêm hoạt động Robocon Open nhằm hướng tới các đối tượng học sinh PTTH, những thí sinh Robocon tiềm năng trong tương lai. Các đội tuyển Robocon Techshow sẽ giới thiệu một số công nghệ đơn giản dùng cho Robot và hướng dẫn cách lắp ráp một robot hoàn chỉnh cho các bạn học sinh yêu thích công nghệ của các trường PTTH cũng như những khán giả tự do đến với Triển lãm.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
