Chúng ta có thể tái chế những gì?

Con người mua hàng triệu chai nhựa mỗi phút và ít nhất một phần tư số đó không được tái chế.

Cuộc điều tra gần đây nhất của EPA (Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa kỳ) về chất thải của Hoa Kỳ cho thấy có tới  262,4 triệu tấn rác được thu gom trong năm 2015, khối lượng này tương đương với 40 Kim tự tháp Giza, và trung bình mỗi người xả 2,5kg rác mỗi ngày.

Chúng ta chỉ có thể tái chế khoảng 1/4 những gì thải ra, tuy nhiên chi phí ngày càng cao khiến một số đô thị bỏ qua vấn đề tái chế rác thải. Ngay cả ở những nơi luôn nỗ lực hạn chế lượng rác thải cũng không thể tái chế tất cả những thứ có thể tái chế. Vậy thực sự có bao nhiêu thứ được tái chế và tái sử dụng?


Chúng ta chỉ có thể tái chế khoảng 1/4 những gì thải ra.

Cốc và đĩa nhựa: 0%

Hầu hết các vật dụng ăn uống được làm bằng nhựa polystyrene. Nó rất cồng kềnh đến nỗi không có xe bán tải nào có thể thu gom. Chúng ta chỉ sử dụng 24% số nhựa này để chuyển đổi nhiệt của nó thành điện, chứ không phải để tạo ra những vật dụng mới.

Tã dùng 1 lần: 0%

Mông em bé trông rất dễ thương, nhưng những chiếc bỉm lại có tác động tới môi trường. Chúng ta có thể tái chế bằng cách đốt để tạo ra năng lượng, tuy nhiên tã bẩn chứa nhiều loại vật liệu như bột gỗ, nhựa... và ảnh hưởng tới giá thành tái chế. Vì vậy hãy cân nhắc sử dụng tã vải để con bạn có một hành tinh trong sạch hơn.

Chai nước và sữa: 30%

Con người mua hàng triệu chai nhựa mỗi phút và ít nhất một phần tư không bao giờ được tái chế. Cá, trai, và thậm chí cả muối biển có thể chứa hạt nhựa microplastic.

Lốp xe: 40%

Tái chế lốp xe đã tăng gấp chín lần kể từ năm 1970, một phần là do nhu cầu về nhựa đường và sân chơi mềm cho trẻ em. Hàng đống bánh xe đã qua sử dụng có thể làm ô nhiễm nguồn nước, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, côn trùng, thậm chí phát nổ.

Lon nhôm và giấy bạc: 55%

Khoảng 70% số lon được làm từ vật liệu tái chế, và gần 75% lượng nhôm vẫn được tái sử dụng cho tới ngày nay.

Giấy báo: 72%

Con người tái sử dụng hoặc sản xuất năng lượng từ phần lớn các tờ báo cũ. Và, không giống như rác nhựa, các sản phẩm này không thuộc nhóm các vấn đề đáng lo ngại khi lượng báo giấy đã giảm hơn một nửa từ năm 2000.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News