Chúng ta đã hiểu được ngôn ngữ của cá voi hay chưa?

Cá nhà táng - loài động vật có vú thuộc bộ Cá voi là một trong những loài động vật sống ồn ào nhất trên hành tinh, chúng luôn tạo ra âm thanh cót két, tiếng gõ hoặc tiếng lách cách để giao tiếp với những con cá voi khác cao trong khoảng cách vài mét đến vài trăm mét.

Bản giao hưởng của những âm thanh này được gọi là codas, chúng được xem như một loại ngôn ngữ chính thức của động vật, đặc biệt là ở loài cá voi. Nhưng liệu con người có thể hiểu được những gì loài động vật này đang nói không?

Câu trả lời là có thể, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phải thu thập và phân tích một số lượng lớn thông tin liên lạc của chúng trước khi xác định ý nghĩa trong giao tiếp.


Bản giao hưởng của những âm thanh do cá nhà táng tạo ra được gọi là codas.

Bộ não cá nhà táng có kích thước lớn hơn gấp 6 lần so với não người, chúng có cấu trúc xã hội phức tạp và dành phần lớn thời gian để giao lưu và trao đổi codas. Những thông tin chúng trao đổi với nhau có thể kéo dài từ 10 giây đến hơn nửa giờ. Trên thực tế, "sự phức tạp và thời lượng phát âm của cá voi cho thấy, chúng có khả năng thể hiện các ngữ pháp khó hơn so với những động vật khác không phải con người".

Một dự án liên ngành được gọi là CETI (Sáng kiến ​​Dịch thuật Cetacean) đã lên kế hoạch giải mã giọng nói của cá nhà táng. Trước hết, các nhà nghiên cứu cần thu thập âm thanh mà cá nhà táng phát ra bằng máy thu, sau đó sử dụng máy học để giải mã các chuỗi âm thanh này. Đối tượng mà CETI nghiên cứu là cá nhà táng thay vì các loài cá voi khác vì tần suất âm thanh của chúng có cấu trúc gần giống mã Morse. Vì thế, chúng có thể được dễ dàng phân tích bằng trí thông minh nhân tạo (AI) hơn.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về âm thanh phát ra từ cá nhà táng hiện nay còn khá ít ỏi. Trên thực tế, người ta biết đến những âm thanh mà chúng phát ra từ những năm 1950, nhưng phải đến năm 1970 con người mới biết đó chính là cách thức mà chúng giao tiếp với nhau.

Theo Viện Hải dương học Woods Holes, cá nhà táng có thể lặn xuống độ sâu 4.000 feet (1.200 mét) hoặc sâu hơn gấp 3 lần so với tàu ngầm. Ở độ sâu này, môi trường dưới dáy biển hoàn toàn tối đen như mực, do vậy, chúng và các sinh vật biển khác định vị và giao tiếp với nhau bằng các âm thanh gọi là sonar.

Theo David Gruber - nhà sinh vật biển và trưởng dự án CETI - chia sẻ với Live Science rằng, xác định và giải mã những âm thanh này "rất vất vả đối với con người và phải mất nhiều năm để nghiên cứu. Nhờ có hỗ trợ từ các công cụ thông minh như AI, robot, tàu ngầm… mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn một chút. Vấn đề duy nhất mà các nhà nghiên cứu gặp phải đó là 'đói' dữ liệu".


Tần suất âm thanh của chúng có cấu trúc gần giống mã Morse.

Dự án CETI hiện có khoảng 100.000 bản ghi âm thanh cá nhà táng, chúng được các nhà sinh vật biển thu thập trong nhiều năm. Tuy vậy, để có thể giải mã một cách đầy đủ và khái quát những âm thanh này, các thuật toán máy học cần khoảng 4 tỷ bản ghi. Để thu hẹp khoảng cách, CETI đang thiết lập nhiều kênh tự động để thu thập âm thanh của cá nhà táng. Chúng bao gồm micrô ngầm đặt dưới nước gần các khu vực mà cá nhà táng thường lui tới.

Tuy nhiên, khác với văn bản, việc phân tích những âm thanh này thực sự là một thách thức lớn đối với khoa học và các nhà nghiên cứu. Ví dụ: khó có thể phân tích ý nghĩa điểm đầu và điểm kết thúc của âm thanh hay đó là đoạn nối giữa các giao tiếp trước đó. Chúng hoàn toàn mơ hồ và rời rạc. Đặc biệt là khi những con cá voi có các đặc tính sống rất và hành vi rất khác nhau.

Tuy nhiên, những khó khăn này làm cho dự án trở nên đáng giá hơn và có ý nghĩa khoa học to lớn hơn. Do vậy, bất kỳ câu trả lời nào mà CETI tìm thấy càng trở nên hấp dẫn và thu hút đông đảo nhà nghiên cứu hơn nữa.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất