Tàu vũ trụ ESA sẽ đến hành tinh "sống được như Trái đất" suốt 2 tỉ năm

Sứ mệnh Envision mà ESA xây dựng sẽ tập trung vào địa chất của sao Kim, hành tinh mà họ cho là đã từng "sống được như Trái đất" khoảng 2-3 tỉ năm.

Trước đó, nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy sao Kim, một hành tinh cũng thuộc "vùng sự sống" Goldilocks của Hệ Mặt trời, đã được sinh ra như một thế giới sống được, một người anh em song sinh hoàn hảo của Trái đất.


Trái đất, sao Kim và tàu vũ trụ của ESA - (Ảnh đồ họa từ ESA).

Thế nhưng, các nghiên cứu từ châu Âu gần đây cho thấy khoảng 700 triệu năm trước, nó đã trải qua biến đổi mạnh mẽ - có thể do hàng loạt vụ phun trào núi lửa thảm khốc – làm thay đổi hoàn toàn hành tinh, phá hoại bầu khí quyển. Người anh em song sinh của Trái đất từ đó đã trở thành một "phiên bản địa ngục" sau 2-3 triệu năm thanh bình, có nước lỏng và có thể là dễ sống như địa cầu.

Tờ Daily Mail trích lời tiến sĩ Güther Hansinger, Vụ trưởng Vụ Khoa học của ESA, họ sẽ có một chương trình khoa học toàn diện đối với hành tinh này. Một trong những điểm chính yếu là "tesserae", một cấu trúc bề mặt của sao Kim mà các nhà khoa học châu Âu cho là giống như các lục địa của Trái đất, là bằng chứng của hoạt động kiến tạo vẫn còn tồn tại trên hành tinh.

EnVision cũng sẽ nghiên cứu các lớp đất của sao Kim và theo dõi các khí vi lượng trong bầu khí quyển để tìm bằng chứng về hoạt động núi lửa.

Đó sẽ là bước tiến quan trọng trong giấc mơ về sự sống ngoài hành tinh. Hoạt động địa chất là một yếu tố rất cần thiết để một hành tinh sống được, vì liên quan đến sự cân bằng của khí hậu, môi trường, tạo ra các kích thích tố cần thiết để sự sống sản sinh và tiến hóa.

ESA cho biết sứ mệnh sẽ được ra mắt sau một thập kỷ xây dựng (đầu những năm 2030), có sự hợp tác mật thiết với NASA và các sứ mệnh sao Kim họ vừa công bố.

Theo tiến sĩ Adriana Ocampo, nhà khoa học của chương trình EnVision đang làm việc tại NASA HQ, sứ mệnh mới của ESA sẽ cung cấp một góc nhìn độc đáo bằng các nghiên cứu có mục tiêu về bề mặt sao Kim, làm phong phú thêm lộ trình khám phá sao Kim.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News