Phát hiện cấu trúc trải dài 3,3 tỷ năm ánh sáng trong vũ trụ

Tập hợp thiên hà mới phát hiện trải rộng 3,3 tỷ năm ánh sáng là một trong những cấu trúc lớn nhất vũ trụ, thách thức hiểu biết của các nhà thiên văn học.


Mô phỏng cấu trúc Giant Arc trong vũ trụ. (Ảnh: Live Science).

Cấu trúc mang tên Giant Arc (Vòm khổng lồ), bao gồm nhiều thiên hà, cụm thiên hà, khí gas và bụi. Nó nằm cách Trái đất 9,2 tỷ năm ánh sáng. Alexia Lopez, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành vũ trụ học ở Đại học Trung tâm Lancashire (UCL) tại Anh, phát hiện cấu trúc trong lúc lập bản đồ vật thể trên bầu trời đêm dựa theo ánh sáng từ khoảng 120.000 chuẩn tinh, phần lõi sáng rực của những thiên hà, nơi hố đen siêu khối lượng tiêu thụ vật chất và phun ra năng lượng.

Khi truyền qua vật chất giữa chúng ta và chuẩn tinh, ánh sáng bị hấp thụ bởi nhiều yếu tố khác nhau, để lại dấu vết cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Cụ thể, Lopez sử dụng dấu vết từ nguyên tố magiê để xác định khoảng cách của khí gas và bụi, cũng như vị trí của vật chất trên bầu trời đêm.

Theo cách này, chuẩn tinh đóng vai trò như đèn chiếu điểm trong gian phòng tối, làm nổi bật vật chất. Ở giữa bản đồ vũ trụ, cấu trúc xuất hiện rõ ràng, giống như một vòm lớn. Roger Clowes, người hướng dẫn của Lopez ở UCL, gợi ý phân tích kỹ hơn để đảm bảo không có sai sót. Sau khi tiến hành hai kiểm tra số liệu khác nhau, các nhà nghiên cứu xác định khả năng cấu trúc Giant Arc không có thực nhỏ hơn 0,0003%. Họ báo cáo kết quả nghiên cứu hôm 7/6 tại cuộc họp lần thứ 238 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ.

Giant Arc lớn hơn các tập hợp khổng lồ khác như Bức tường Vĩ đại Sloan và Bức tường Nam Cực. Việc những cấu trúc đồ sộ như vậy tập trung ở một số góc trong vũ trụ hé lộ vật chất có thể không phân bố đồng đều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News