Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?

Bốn phát minh dưới đây được coi là "tứ đại phát minh" về công cụ gián điệp của Trung Quốc, thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng tình báo quốc tế.

4 phát minh của gián điệp Trung Quốc cổ đại

Chiếc bình nghe lén

Nghe lén là phương pháp lâu đời nhất được các điệp viên sử dụng để thu thập thông tin tình báo cũng là một khóa học bắt buộc đối với các điệp viên hiện đại. Người Trung Quốc sớm đã nhận ra điều này và đã phát minh ra "chiếc bình nghe lén". Thiết bị nghe trộm thô sơ này xuất hiện sớm nhất vào thời điểm cách đây 2500 năm.

Bình nghe lén ban đầu là một cái lọ có miệng nhỏ và bụng to, trên miệng lọ được phủ một lớp da mỏng, khi sử dụng sẽ được chôn xuống đất. Khi cần phải điều tra, điệp viên sẽ dựa tai vào đó và nghe động tĩnh xung quanh.

Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?
Bình nghe lén. (Nguồn: Ttufo).

Trong các trường hợp cần thiết, các gián điệp chuyên nghiệp sẽ phải ngồi trực tiếp trong bình và lắng nghe âm thanh, phương pháp được gọi là "anh thính" (nằm chĩnh mà nghe).

Bình nghe lén là phương pháp thần kỳ nhất khi đối phó với các cuộc chiến vây hãm đường hầm.

Một ví dụ điển hình cho phương pháp này là vào cuối thời nhà Thanh, khi quân đội Hồ Nam tấn công vào thủ phủ Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc (nay là Nam Kinh). Trong thành, quân đội Thái Bình đã chôn những chiếc bình nghe trộm dưới chân tường thành để phát hiện hướng di chuyển của kẻ thù bên ngoài, khiến quân Hồ Nam nhất thời thất bại.

Mật mã phiên thiết

Cuốn "Ngũ Kinh tổng yếu" có ghi chép lại: Các quan lại triều Tống đã thay thế 40 câu quân sự thường dùng bằng 40 ký tự, rồi biên soạn một bài thơ 40 ký tự như một cuốn sách để giải mã các ký tự này.

Đến giữa thế kỷ XVI, các loại phiên thiết mã mới thực sự xuất hiện ở Trung Quốc. Nguyên lý của nó hoàn toàn giống với nguyên lý của mật mã hiện đại nhưng thậm chí còn khó giải mã hơn.

Phiên thiết chú âm xuất hiện vào thời nhà Minh. Phương pháp này sử dụng một chữ để đại diện cho phiên âm của hai chữ khác, nói đơn giản là ghép phiên âm của hai từ thành một từ để che giấu từ gốc.

Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?
Ví dụ về phiên thiết mã. (Nguồn: Baidu).

Thích Kế Quang là người phát minh ra phương pháp này, ông là người lãnh đạo quân nhà Minh phòng thủ các vùng bờ biển phía Đông Trung Quốc từ các cuộc tập kích của người Oa khấu vào thế kỷ XVI.

Cuốn sách mật mã do Thích Kế Quang biên soạn được biết đến như một cuốn "mật mã" khó bẻ khóa nhất. Các điệp viên hiện đại ngày nay cũng khó mà giải mã được.

Phèn chua

Trong cuốn ghi chép của vua Huyền Tông, "Mật tả thuật" (kỹ thuật viết giấu tin) được sử dụng rộng rãi trong thời cổ đại. Kỹ thuật này sử dụng một loại mực đặc biệt để đạt được mục đích không để nhìn thấy chữ. Đây thực chất không phải công nghệ gì cầu kỳ mà chính là nước phèn chua.

Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?
Phèn chua. (Nguồn: Internet).

Chữ viết bằng phèn chua sau khi khô sẽ không hiện trên giấy, nhưng nếu được nhúng vào nước thì chữ viết sẽ hiện ra.

Thả diều

Diều giấy do Hàn Tín phát minh vào đầu thời nhà Hán có thể được coi loại máy bay trinh thám không người lái sơ khai nhất.

Các trụ và tháp báo hiệu có thể truyền thông tin tình báo, nhưng vẫn không đáp ứng được tất cả các hoạt động gián điệp, đặc biệt là nguy cơ bại lộ của người truyền tin rất lớn. Trong trường hợp bị nhắm đến và nhất thời không thể thoát thân thì sẽ không thể tiếp tục đích thân thực hiện nhiệm vụ.

Vì lý do này, gián điệp Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều cách, chẳng hạn như sử dụng chim bồ câu thay thế người truyền tin, nhưng chim bồ câu có nhược điểm là cần phải được thuần hóa.

Ngoài ra, bồ câu không thể đáp ứng được yêu cầu của một số công việc đặc thù. Vì vậy người ta đã phát minh ra "bồ câu diều giấy" không cần thuần hóa để làm công cụ truyền tin tình báo gián điệp.

Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?
Diều giấy được sử dụng làm phương tiện truyền thông tin. (Nguồn: Sohu).

Khi đó, Liệt Hầu Trần Hi đã tạo phản chống lại Lưu Bang - hoàng đế của nhà Hán. Hàn Tín đã cấu kết với Trần Hi để sản xuất một con diều bằng giấy như một tín hiệu để bên trong và bên ngoài có thể phối hợp ứng biến. Đây được biết ví dụ sớm nhất về việc sử dụng diều giấy để truyền thông tin.

Làm diều giấy vô cùng đơn giản, hầu như ai cũng có thể tự làm và dễ điều khiển, vì vậy ngay khi được phát minh, chúng đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự và gián điệp.

Theo "Cuộc nổi dậy của Hầu Cảnh" của Nam Bắc triều, Lương thái tử Tiêu Cương, bị quân nổi dậy Hầu Cảnh bao vây ở kinh thành thành Kiến Nghiệp (nay là Nam Kinh), đã sử dụng diều giấy để truyền tin báo cho binh lính và cầu cứu.

Diều giấy tương đối hữu dụng, có thể bay cao, dù có bị địch phát hiện cũng không làm gì được. Thời điểm đó chưa có súng, tên lửa nên cũng khó có thể bắn rơi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái vật tiền sử dài gần 20 mét: Nỗi khiếp sợ cho mọi giống loài dưới nước

Quái vật tiền sử dài gần 20 mét: Nỗi khiếp sợ cho mọi giống loài dưới nước

Với kích thước ngang bằng với một sân bóng cricket, chúng từng thống trị đại dương trong suốt hàng triệu năm, và là một trong những loài đi săn đáng sợ nhất.

Đăng ngày: 10/06/2021
Sông băng tan chảy lộ

Sông băng tan chảy lộ "báu vật" bị "niêm phong" suốt 500 năm

Các sông băng tan chảy ở mảng băng Lendbreen của Na Uy đã tiết lộ một 'kho báu' của người Viking có niên đại 500 năm.

Đăng ngày: 10/06/2021
Bi kịch nghiệt ngã đằng sau bộ xương bị xiềng xích thời La Mã cổ đại

Bi kịch nghiệt ngã đằng sau bộ xương bị xiềng xích thời La Mã cổ đại

Các nhà khảo cổ chắc chắn rằng, bộ xương bị xiềng xích là của một nô lệ thời La Mã nhưng không chắc vì sao anh ta lại bị chôn trong tình huống này.

Đăng ngày: 09/06/2021
Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.

Đăng ngày: 09/06/2021
Australia xác định một loài khủng long mới có kích thước lớn nhất

Australia xác định một loài khủng long mới có kích thước lớn nhất

Các nhà cổ sinh vật học Australia thông báo đã xác định hóa thạch của một loài khủng long được phát hiện tại một vùng hẻo lánh của nước này là một loài mới.

Đăng ngày: 08/06/2021
Sửa nhà thờ cổ, phát hiện dưới nền hàng loạt hài cốt, nhà cửa, châu báu

Sửa nhà thờ cổ, phát hiện dưới nền hàng loạt hài cốt, nhà cửa, châu báu

Bên dưới nền tầng hầm của nhà thờ cổ Stavanger bên bờ biển Tây Nam Na Uy, các nhà khảo cổ đã ngỡ ngàng khi bên dưới di tích là cả một thế giới khác.

Đăng ngày: 08/06/2021
Cách đây 1700 năm, thịt nướng BBQ được làm như thế nào?

Cách đây 1700 năm, thịt nướng BBQ được làm như thế nào?

Những người sống cách đây khoảng 1.700 năm làm thịt nướng BBQ như thế nào? Truyền thông Trung Quốc cho biết người ta đã tìm thấy những viên gạch từ một ngôi mộ cổ thời Ngụy - Tấn giúp trả lời câu hỏi này.

Đăng ngày: 07/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News