Chuột túi (Macropodidae) - Loài thú đẻ con cổ xưa

Ảnh: Chaffeezoo

Chuột túi là động vật nổi tiếng ở Australia, đến Quốc huy của Australia người ta cũng vẽ một con chuột túi to.

Australia là thiên đường của loài chuột túi, có đến hơn 50 giống. Đặc trưng về hình thái không giống nhau, to nhỏ chênh nhau rất lớn. Những con Kangaroo đỏ và Kangaroo xám có thể nói là "khổng lồ", thân dài đến 2,76m; nặng 75-80kg. Những con chuột túi nhắt chỉ dài khoảng 5cm; nặng 4g, có giống chuột túi đá chịu hạn và chịu nóng rất giỏi, và còn biết uống cả nước biển.

Chuột túi giỏi nhảy, dựa vào đôi chân sau khỏe mạnh nhảy đi kiếm ăn. Nó có chiếc đuôi dài và khỏe. Khi ngồi nghỉ, đuôi và cơ chân tạo hành một thế chân kiềng rất vững. Khi nhảy đuôi có tác dụng giữ cân bằng cơ thể giống như một "cầu nhảy" bật mạnh, khiến cho chuột túi nhảy vừa xa vừa nhanh. Khi nhảy nhanh nó có thể đạt tốc độ 60km/giờ, nó có thể nhảy vọt qua vật cản cao 2-3m, xa 7-8m. Điều lạ là chuột túi chạy càng chậm thì càng tốn sức, tăng nhanh đến một mức độ nhất định, năng lượng tiêu hao mới giảm đi.

Chuột túi sống ở trên đồng cỏ, sa mạc. Khi hạn hán, nó có khả năng tiết kiệm được nước và tản nhiệt, lại có khả năng đào giếng sâu khoảng 1m trên hoang mạc để tự cứu. Chuột túi bình thường rất hiền lành, chịu nghe lời, không chủ động tấn công. Nhưng khi cáu giận nó lao vào cuộc chiến đấu ngoan cường.

Hình ảnh nuôi con trong túi của Macropodidae (Ảnh: Animaldiversity)
Chuột túi tuy đẻ con, nhưng không có nhau thai - Con mẹ mang thai chỉ 4-5 tuần lễ là đẻ ra một tí nhau bé bằng đầu chiếc bút, dài 2cm, nặng 0,5-0,75g; không có lông cũng không có hình thù gì. Nhờ mẹ liếm láp mở đường, chuột sơ sinh lần mò bằng đôi chi trước và dựa vào khứu giác nhạy bén, bò vào túi mẹ, ngậm đầu vú mẹ trong túi để "hay ăn chóng lớn". Đến 200 ngày sau, chuột túi con có thể thò đầu ra ngoài, hoặc ra hẳn ngoài hoạt động. Nhưng hễ gặp nguy hiểm, nó lại tọt ngay vào túi mẹ và con mẹ mang con nhảy trốn. Khi con đã trưởng thành, có thể tự kiếm sống, con mẹ không cho vào túi nữa.

Khả năng sinh sản của chuột túi thật kinh khủng. Khi con trong túi đã biết kiếm ăn, đứa thứ 2 đã ra đời, đồng thời có thể mang thai đứa thứ 3.

Căn cứ vào tài liệu hóa thạch, chuột túi đã xuất hiện ở Australia cách đây 25 triệu năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News