Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm khi sơ cứu người bị rắn độc cắn

Việc cố gắng hút nọc độc của rắn, gây điện giật hay sử dụng "hòn đá chữa rắn cắn"... đều không mang lại hiệu quả, thậm chí làm chậm trễ thời gian cứu nạn nhân.

Mùa hè là thời điểm thời tiết thuận lợi để rắn sinh nở. Cùng với đó, số người bị rắn cắn cũng gia tăng. Điều đáng nói, nhiều ca vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do không điều trị đúng cách, nghe theo thầy lang hoặc áp dụng cách dân gian.


Chăm sóc cho bệnh nhân bị rắn cắn tại Trung tâm Chống độc.

ThS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, trong vòng vài tuần trở lại đây, hầu như ngày nào Trung tâm cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện tại, Trung tâm đang điều trị cho 6 ca bị rắn độc cắn. Có những trường hợp làm nghề bắt rắn chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi bị rắn cắn.

Nhiễm độc do rắn độc cắn là mức độ nguy hiểm xếp hàng thứ 5 trong các ngộ độc được đưa đến TT Chống độc. Vì vậy cần có biện pháp phòng, chữa kịp thời các nạn nhân bị rắn độc cắn.

BS Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn độc mà chúng tay có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

Mục đích của việc sơ cứu khi bị rắn cắn là để nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Vì thế, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân không sử dụng các biện pháp sơ cứu sau:

  1. Cố gắng hút nọc độc của rắn.
  2. Chích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn.
  3. Gây điện giật, chườm đá, sử dụng "hòn đá chữa rắn cắn".
  4. Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo.
  5. Cố gắng bắt hoặc giết rắn...

Tất cả biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh.

"Sau khi bị rắn độc cắn, người nhà cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời" - BS Nguyên nói.


Vết cắn của rắn lục đuôi đỏ trên tay một bệnh nhi.

Sơ cứu đúng cách

  • Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
  • Không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
  • Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường.
  • Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
  • Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn

  • Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
  • Đặc biệt cảnh giác với rắn sau mưa.
  • Cố gắng đi ủng, giày cao cổ và mặc quần dài.
  • Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất.
  • Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn...

Bị rắn độc cắn, sơ cấp cứu thế nào?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Đăng ngày: 03/02/2025
Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Đừng vì mẫu mã đẹp mà vội mua những chiếc bánh chưng có màu xanh mướt nhé vì rất có thể chúng được luộc cùng với pin đấy.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News