Chuyên gia của NASA tiết lộ "thảm họa thiên thạch" khiến nhà khoa học lo ngại

Nhà thám hiểm vũ trụ thuộc NASA công bố thời gian 5 tiểu hành tinh sẽ bay sượt qua Trái Đất trong một năm tới. Trong số đó, một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm cho chúng ta.

Ron Baalke, chuyên gia thám hiểm vũ trụ của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) đã công bố danh sách 5 tiểu hành tinh dự tính bay sượt qua hoặc thậm chí có khả năng sẽ va chạm với Trái Đất trong 1 năm tới.


Lịch trình "ghé thăm" Trái Đất của những tiểu hành tinh lớn trong một năm tới.

Điều làm các nhà khoa học lo ngại nhất là cuộc gặp gỡ thứ 2 vào ngày 12/10/2017 bởi tiểu hành tinh TC4 2012 dù có chỉ có đường kính 12-27 mét, ở khoảng cách sượt ngang Trái Đất bằng 0,15 lần khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất, nhưng khả năng nó gây nguy hiểm cho chúng ta là hoàn toàn có thể.

Trong quá khứ, một thiên thạch có đường kính ~17 mét, nặng gần 10.000 tấn đã rơi xuống Chelyabinsk, Nga, vào năm 2013, làm bị thương hơn 1.200 người, khiến 3.000 tòa nhà trong sáu thành phố vùng bị thiên thạch tấn công hư hại.

Mặc dù đây là một thiên thạch có kích thước khá khiêm tốn, nhưng nó cho thấy sự bất lực khá lớn của con người trong việc chống chọi lại thiên tai từ vũ trụ.


Thiên thạch rơi xuống Trái Đất sẽ gây ra hậu quả cực nghiêm trọng. (Theo: Tech Insider).

Ngay cả Nhà trắng cũng bắt đầu công bố tài liệu được gọi là "Chiến lược chuẩn bị đối tượng gần Trái Đất".

Trong đó, Nhà trắng củng cố lại tính thiếu sót và hạn chế nhiều mặt về khả năng phòng thủ với thiên thạch của con người, qua đó họ đề cao sự hợp tác giữa các quốc gia để bù đắp những hạn chế đó.

Tiến sĩ Joseph Nuth, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Không gian Goddard của NASA đã phát biểu tại cuộc họp hàng năm của Liên đoàn Vật lý - Địa lý Mỹ vào tháng 12/2016.

"Vấn đề lớn nhất là hiện tại chúng ta chưa thể làm gì để đối phó với thiên thạch hay tiểu hành tinh nếu chúng đâm sầm vào Trái Đất. Những tai họa này mang cấp độ tuyệt chủng, giống như việc thảm họa vũ trụ từng hủy diệt khủng long 65 triệu năm trước vậy".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.

Đăng ngày: 13/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News