Chuyên gia khí tượng lý giải hiện tượng ngày nóng, đêm rét buốt
Dự kiến, rét đậm rét hại sẽ còn kéo dài trong vài ngày nữa, đến ngày 13, 14/12 thì nhiệt độ tăng dần, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm sẽ giảm.
Từ ngày 2/12, đợt không khí lạnh mạnh bắt đầu xuất hiện và tăng cường ở nhiều khu vực miền núi phía bắc. Khu vực Bắc bộ nhiệt độ phổ biến từ 5 - 8 độ C vùng núi cao, có những nơi xuống dưới 3 độ C, nhiều nơi có băng giá và sương muối. Không chỉ ảnh hưởng khu vực Bắc bộ, không khí lạnh này còn ảnh hưởng mạnh xuống khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ.
Dự báo đợt rét đậm, rét hại sẽ còn kéo dài đến ngày 14/12.
Điển hình như tại địa bàn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), nhiệt độ vào ban đêm đến rạng sáng những ngày qua xuống rất thấp, dao động từ 0 - 5 độ C, khiến băng giá hình thành, phủ kín cây cối, hoa màu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vùng núi cao phía Tây Bắc bộ nhiệt độ cũng xuống thấp từ 5 - 8 độ C, có nơi dưới 3 độ C, xuất hiện băng giá và sương muối.
Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, cho biết: "Đây là đợt không khí lạnh rất mạnh và kéo dài nhiều ngày. Dự kiến, đợt rét đậm rét hại này sẽ còn kéo dài trong ba, bốn ngày nữa, đến ngày 13 - 14/12 thì nhiệt độ tăng dần, có không khí ẩm thổi vào, không khí bớt khô hanh, cảm giác rét buốt tan dần, mỗi ngày đêm tăng 2 - 3 độ C".
Lý giải về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có sự chênh lệch lớn, chuyên gia khí tượng này cho biết, về bản chất đợt không khí lạnh này khô và lạnh, nên trời sẽ quang mây. Ban đêm, do tính chất quang mây, nên nhiệt độ không được giữ lại và bị phát tán từ bề mặt ra khí quyển, khiến nhiệt độ giảm mạnh.
Trong khi đó, ban ngày lại ít mây, trời nắng, nên nhiệt độ tăng nhanh, có khu vực nhiệt độ tăng so với ban đêm từ 10 - 15 độ C, tạo sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn trong những ngày qua.
Ông Trần Quang Năng cũng nhận định, khoảng 10 ngày tới, không khí lạnh sẽ suy yếu, thời tiết sẽ ấm dần lên. Sau đó, dự báo vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1/2020 sẽ lại có một đợt không khí lạnh mạnh mới, với tần suất dày hơn, trung bình cứ 3 - 5 ngày một đợt không khí lạnh tăng cường.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
