Chuyên gia về cá mập tiết lộ cách phản đòn sát thủ biển cả

Tự biến mình thành mục tiêu cho những con cá mập, một chuyên gia người Mỹ chia sẻ bí quyết đối phó với đòn tấn công của loài được mệnh danh là sát thủ biển cả.


Theo Mirror, Riccardo Sturla Avogadri, 49 tuổi, dùng thức ăn để nhử ba con cá mập chanh cắn tay ông. Trong đoạn video, chuyên gia giao tiếp với cá mập cố ý kích động những sát thủ săn mồi để chia sẻ cách tránh đòn tấn công của chúng.


Sau 30 năm kinh nghiệm tiếp xúc với những con cá mập, Avogadri rút ra kỹ thuật dùng tư thế bất động và thư giãn để thôi miên chúng. Ông là người sáng lập kiêm chủ tịch Học viện Cá mập ở Italy.


Trong chuyến lặn biển vào tháng 4 ở Tiger Beach, cách đảo Grand Bahama ở Đại Tây Dương 32 km về phía tây, nhà sinh vật học hải dương áp dụng kỹ thuật trước ba con cá mập chanh liên tục bơi quanh ông.


Những thợ lặn cùng đoàn ghi lại khoảnh khắc Avogadri vật lộn với một con cá mập và thoát đòn tấn công mà không bị thương nhờ kỹ năng phản đòn xuất sắc.


"Riccardo Sturla Avogadry là bậc thầy đào tạo chuyên gia về cá mập với kinh nghiệm phong phú. Riccardo đang biểu diễn cho một nhóm sinh viên xem cách phản ứng trong trường hợp khẩn cấp bị cá mập tấn công. Đầu tiên, cá mập cắn thăm dò để xem vật thể làm bằng gì. Là nhiếp ảnh gia, tôi đeo một máy quay lớn ở trước ngực và tôi dùng nó làm khiên chắn xua đuổi những con cá mập", một thợ lặn cho biết.


Avogadry sử dụng khuỷu tay để xua cá mập trong trường hợp khẩn cấp. Đây là cách làm phổ biến bởi nó khiến cá mập khó khăn hơi khi cắn qua ba đoạn xương tay lớn cùng lúc. "Bạn không bao giờ được dùng bàn tay để xua một con cá mập lao tới cắn bởi xương tay rất nhỏ và mềm", Avogadry nhắc nhở.


Riccardo không mặc áo giáp bảo vệ và ông bị vài vết thương nhẹ ở tay. "Những con cá mập thuộc loài cá mập chanh. Một trong số đó là con đực đang cố gắng bảo vệ và phô trương sức mạnh trước bầy cá mập cái. Cá mập đực hung hăng hơn nhiều do có lượng testosterone cao", Avogadry chia sẻ.


Riccardo Sturla Avogadri phản đòn tấn công của ba con cá mập chanh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News