Chuyện nước Nhật: Tuyết rơi dày, lũ khỉ tuyết rủ nhau đu dây điện thoại cho đỡ lạnh chân
Khác với hầu hết các loài linh trưởng trên thế giới, khỉ Nhật Bản sống xa hơn về phía bắc, nơi có khí hậu lạnh giá và nhiều tháng tuyết rơi trong năm. Vì vậy, chúng còn được gọi là khỉ tuyết.
Thú vui của khỉ tuyết Nhật Bản là ngâm mình trong hồ nước nóng.
Rửa khoai với nước trước khi ăn.
Từ lâu đã nổi tiếng khôn ngoan, khỉ tuyết Nhật Bản biết rửa củ quả trước khi ăn, thậm chí thường xuyên kéo nhau đi ngâm nước nóng để tránh lạnh. Lần này, sự thông minh lém lỉnh của chúng đã lên một tầm cao mới, video này sẽ chứng minh điều đó:
Khỉ tuyết Nhật Bản đu dây diện thoại để đỡ phải chạm chân xuống tuyết.
Cụ thể, người dùng Twitter @baritone_666 đã đăng tải video về những con khỉ tuyết đu đường dây điện thoại mà mẹ mình đã ghi lại.
Gia đình @baritone_666 cho hay, họ hiếm khi thấy nhiều khỉ tuyết như vậy trong khu vực, đằng này cả đàn lại ùn ùn kéo nhau lên đường dây điện thoại.
Đến thời điểm hiện tại, video về hành động kỳ lạ của lũ khỉ tuyết Nhật Bản đã có gần 49.000 re-tweet, gần 69.000 likes còn dân mạng Nhật đang bàn tán xôn xao.
Trong video, có thể thấy những con khỉ tuyết trưởng thành "đi cầu khỉ" rất bài bản: Tay đu dây trên, chân bám dây dưới khá chắc ăn. Trái lại, một số con khỉ nhỏ hơn lại đu cả người lên đường dây điện thoại.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.
