Có 1 hội chứng khiến chúng ta không thể ăn được hành
Không chỉ đơn giản vì lý do sở thích, mà trên Trái đất có cả nhóm người dù muốn cũng "không thể ăn hành". Bạn có thuộc team đó không?
Với nhiều người, hình ảnh một cô bé trong quán đang thưởng thức một bát phở "không hành" hay cảnh "gẩy gẩy" lọc bỏ hành ra khỏi bát không còn quá xa lạ.
Bỏ qua lý do về việc "không thích thì mình không ăn" thì bạn có hay biết rằng, trên thế giới tồn tại 1 cơ số người "không thể ăn hành"?
Hành ư - "không thích thì mình không ăn thôi"!
Đó là bởi họ mắc phải hội chứng lạ dị ứng đường miệng (Oral Allergy Syndrome) khiến cho việc ăn hành sẽ trở nên cực hình hơn bao giờ hết.
Cụ thể, sau khi ăn thức ăn có hành, những người này sẽ cảm thấy cơ thể có phản ứng tức khắc ở miệng, họng - như ngứa, khó chịu, phù lưỡi. Sau đó là các triệu chứng dị ứng đường tiêu hóa, đôi khi là toàn thân như bị nổi mề đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ.
Hành có thể là một gia vị hấp dẫn với nhiều người nhưng không ít người lại "dị ứng" với nó.
Theo các chuyên gia, sở dĩ những người này có phản ứng dị ứng mạnh mẽ, ngay tức thì như vậy là do cơ địa dị ứng với chất allyl - hợp chất hữu cơ tự nhiên có trong hành lá.
Về mặt thể chất, khi hệ thống miễn dịch xác định có sự xâm nhập của chất lạ như một mối nguy hiểm, nó sẽ phản ứng bằng cách giải phóng các kháng thể IgG và histamine để loại bỏ "vật lạ" ra khỏi máu, cơ thể.
Histamin là một hoạt chất mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đường tiêu hóa, da, hoặc hệ thống tim mạch. Khi mức độ histamine tăng lên, các tế bào trên da bắt đầu phản ứng mạnh bằng cách hình thành những nốt phát ban, phù nề trên da.
Nếu nó phản ứng trong tai, mũi, họng... có thể gây ngứa mũi, miệng, kèm triệu chứng khó thở, khó nuốt, buồn nôn... Một vài triệu chứng như ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi cũng được ghi nhận khi cơ thể phản ứng chiến đấu với "vật thể lạ".
Cơ thể sẽ phản ứng để đào thải khi phát hiện "vật lạ" trong máu.
Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm này khác nhau ở mỗi người, có thể bị từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào lượng thức ăn bạn tiêu thụ cũng như cơ địa từng người.
Cần nhớ rằng, dị ứng là loại rối loạn đặc biệt, vì vậy có người mới tiếp xúc lần đầu đã bị dị ứng, nhưng có người tiếp xúc nhiều lần, trong thời gian dài - cơ thể mới phản ứng lại.
Đó không phải là do histamine tích tụ lại lâu trong cơ thể mà do cơ chế sinh dị ứng khá phức tạp, đòi hỏi cơ thể có thời gian tạo ra chất kháng thể để lần tiếp xúc sau với chất gây dị ứng mới gây rối loạn.
Vì thế, khi cơ thể bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, bạn không nên dùng thức ăn đó nữa. Bị dị ứng lần đầu có thể nhẹ nhưng không ai dám chắc dị ứng lần sau không nặng hơn và không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
Hành lá chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, hay allyl sulfide.
Theo các chuyên gia, hành lá chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, hay allyl sulfide - chất chống lại các tế bào ung thư - rất có lợi cho sức khỏe.
Vì thế, nếu vô tình bạn gặp 1 ai đó đang "gẩy" những cọng hành ra ngoài, hãy nghĩ rằng họ đã bỏ lỡ 1 vị thuốc quý giá.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Cách xử lý khi bị ong đốt
Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?
