Có bằng chứng về sự sống trên Sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện đã phát hiện ra loại đá cổ Nili Fossae trên bề mặt của sao Hỏa mà theo như họ nói thì gần như giống hệt với đá trong khu vực Pilbara ở phía tây bắc Australia, nơi lưu giữ những bằng chứng đầu tiên về sự sống trên Trái đất.
Tầng đá cổ Nili Fossae trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: Daily Mail
Phát hiện mới này có thể được xem là bằng chứng rõ nét nhất về việc các sinh vật sống đã tồn tại trên bề mặt sao Hỏa 4 tỷ năm về trước và hiện đang được lưu giữ trong loại đá cổ Nili Fossae trên bề mặt của hành tinh này.
Các nhà khoa học đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại của một loại công cụ trên tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (Tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa) của NASA để có thể nghiên cứu đá Nili Fossae trên bề mặt Sao Hỏa. Sau đó sử dụng các công cụ tương tự để nghiên cứu loại đá Pilbara tại Úc.
Vào năm 2008, lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đá Nili Fossae có chứa cacbonat. Cacbonat được hình thành khi lớp vỏ và cơ thể của các loài động chết và được chôn trong lòng đất. Đến nay, các nhà khoa học lại phát hiện ra rằng đá Nili Fossae trên sao Hỏa và đá Pilbara tại Australia có chứa nhiều loại khoáng chất tương tự nhau.
Điểm tương đồng giữa hai loại đá về các loại khoáng chất được xem là cực kì quan trọng vì đá Pilbara đã được sử dụng để nghiên cứu sự sống của Trái đất 3,5 tỷ năm trước đây.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, đá Nili Fossae thậm chí có thể bao gồm cả stromatolites, vốn được hình thành bởi các loại vi khuẩn cổ đại như đá Pilbara.
Đá Pilbara, Australia đang lưu giữ những hóa thạch về sự sống của Trái Đất
thuở sơ khai. Ảnh: Daily Mail
Tiến sĩ Adrian Brown, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã nói: “Đá Pilbara rất mát. Đó là một phần của Trái đất đã tồn tại khoảng 3,5 tỷ năm, tương đương với khoảng 3/4 lịch sử của Trái đất… Nó cho chúng ta một cái nhìn về những gì đã xảy ra trên Trái đất trong những ngày đầu tiên”.
Nhóm nghiên cứu tin rằng có thể một quá trình thủy nhiệt tương tự như ở Trái đất đã bảo quản những dấu mốc của sự sống ở sao Hỏa với loại đá ở khu vực Nili Fossae.
Các loại đá Nili Fossae có độ tuổi khoảng 4 tỷ năm, cũng có nghĩa là chúng đã tồn tại với khoảng 3/4 lịch sử của sao Hỏa. Tiến sĩ Brown giải thích: “Chúng tôi cho rằng các liên kết thủy nhiệt có thể đã cung cấp đủ năng lượng cho những hoạt động sinh học trong những ngày đầu của sao Hỏa”.
Nguồn: Daily Mail

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.
