Cô bé 15 tuổi có sáng kiến làm sạch nước bằng lõi ngô

Nữ sinh Lalita Prasida (Ấn Độ) mới 15 tuổi đã tìm ra cách lọc nước hiệu quả từ lõi ngô.

Ý tưởng từ những lõi ngô


Cô bé thường xuyên nhìn thấy hàng đống lõi ngô nằm phơi mình dưới ánh mặt trời mà không ai đoái hoài tới.

Cô bé 15 tuổi Lalita Prasida đã nhận ra rằng, ở nhiều nơi trên thế giới, nước uống là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ. “Trong các nghiên cứu của tôi, tôi thấy có rất nhiều nước bẩn xung quanh, thậm chí còn nhiều hơn nước sạch nữa” - cô bé chia sẻ - “Trong khi hiện nay nước uống rất khó khai thác”. Lalita muốn thay đổi điều này, vì vậy cô bé đã nghĩ ra cách mới để lọc nước.

Trong những chuyến đi dài khắp đất nước Ấn Độ, Lalita thích khám phá những nét văn hóa khác nhau giữa các vùng miền và làng quê. Trong suốt cuộc hành trình của mình, cô bé thường xuyên nhìn thấy hàng đống lõi ngô nằm phơi mình dưới ánh mặt trời mà không ai đoái hoài tới.

Lalita tự hỏi không biết có thể làm gì với chúng? Cô bé nhận ra rằng, người nông dân sẽ tách hạt ngô để bán và vứt bỏ lõi ngô không dùng được, gây ô nhiễm môi trường bởi chất thải sinh học không phân hủy trong một thời gian khá dài. Ngay cả vật nuôi cũng không ăn những thứ này.

Khả năng lọc nước

Nữ sinh này đã bắt đầu nhiệm vụ của mình ngay sau cuộc trò chuyện với những người nông dân địa phương. “Khi tôi nói chuyện với một người nông dân trong bộ lạc” - cô bé viết trong phần mô tả dự án - “tôi đã biết về tính ứng dụng thấp của lõi ngô, thôi thúc tôi phải tận dụng được loại rác thải nông nghiệp này”.

Ở trường học, Lalita được dạy về chất thải sinh học (vỏ trái cây, vỏ trứng, vỏ tôm) có thể dùng để loại bỏ chất gây ô nhiễm trong nước. Lalita bắt đầu từ thí nghiệm với lõi ngô trong nhà bếp. Cô bé nhặt lõi ngô bị vứt trên đường và đặt vào bát nước bẩn trong bếp. Khi cô bé quay trở lại để kiểm tra, nước đã có vẻ sạch hơn nhiều.


Phát minh của Lalita sử dụng lõi ngô như một miếng bọt biển thấm hút chất bẩn từ đường ống nhà bếp.

Cô bé cho rằng, lõi ngô - với cấu trúc xốp và độ bền cao, có thể đóng vai trò như than hoạt tính trong bình lọc nước - chính là chất thải sinh học hoàn hảo cho làng mình.

Lalita bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc hơn, thu gom lõi ngô từ những người nông dân địa phương, rửa sạch bằng nước và phơi khô dưới nắng. Cùng lúc đó, cô bé thiết kế hệ thống lọc nước sử dụng lõi ngô theo bốn cách- cắt dọc, cắt nhỏ, nghiền thành bột và đốt thành than - (trộn với cát) để lọc nước thải qua các bước.

Phát minh của Lalita sử dụng lõi ngô như một miếng bọt biển thấm hút chất bẩn từ đường ống nhà bếp và các ao hồ tự nhiên bị nhiễm bẩn.

Hiện nay, chiếc máy “kỳ cục” đó của Lalita đã hoạt động theo cơ chế: Một thanh kim loại mỏng với năm cái nan hoa đặt xa về phía chân. Gắn vào cuối mỗi nan là một chai nhựa cắt đáy đặt ngược. Ống hút nối dài từ nắp chai này tới chai kia.

Lalita đã mang phát minh của mình tới phòng thí nghiệm ở trường và kiểm tra lại. Lần này cô bé còn làm một số xét nghiệm nước trước và sau khi lọc. Cô bé nhận ra hệ thống của mình loại bỏ 70- 80% chất bẩn, gồm oxit muối, chất tẩy rửa, dầu, thuốc nhuộm màu và các chất nổi khác.

Trong khi các thành phần vật lý của chất bẩn không tốt cho sức khỏe con người thì vấn đề lớn nhất mà nước bẩn gây ra là các vi sinh vật gây bệnh có thể sinh sôi phát triển trong đó. Lalita tin rằng, để khử trùng nước, người ta có thể đun sôi nước hoặc cho thêm i-ốt.

Các thí nghiệm hóa học và vật lý chuyên sâu là cần thiết trước khi cô bé có thể đem chúng phổ biến cho những người nông dân. Cô bé hy vọng rằng, công cụ này là giải pháp hiệu quả để làm sạch nguồn nước và chất thải công nghiệp xung quanh họ.

Cho đến nay, các phản hồi nhận được khá tích cực. “Họ đã rất ngạc nhiên khi điều này có thể xảy ra” - Lalita nói về cảm giác của những người nông dân đã cho cô bé lõi ngô.

Trong tương lai, Lalita hy vọng hệ thống này có thể làm sạch các ao nước trong làng mình và cả những nơi khác. “Ao là nguồn cung nước sạch chính cho người dân, nhưng phân bón và thuốc trừ sâu bị lẫn vào trong đó”. Cô bé muốn tạo ra một hệ thống mà lõi ngô được gắn vào cọc tre đặt chìm trong ao, khi đó các chất ô nhiễm sẽ đọng lại trong các lỗ của hạt bắp.


Phát minh của Lalita đã giành giải thưởng “Tác động tích cực tới cộng đồng” của Google trị giá 10.000 USD và 1 năm học bổng từ tạp chí Scientific American.

Loading...
TIN CŨ HƠN
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 01/04/2025
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/03/2025
5 phát minh bị cho là dính dáng tới

5 phát minh bị cho là dính dáng tới "ma quỷ"

Những phát minh này tưởng chừng như rất bình thường trong cuộc sống ngày nay nhưng chúng đã từng bị coi là có liên quan tới "ma quỷ".

Đăng ngày: 30/03/2025
20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những phát minh vĩ đại của người Ai Cập cổ đại

Những phát minh vĩ đại của người Ai Cập cổ đại

Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã hình thành từ cách đây hàng ngàn năm và là một trong những nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử.

Đăng ngày: 24/03/2025
Ô thông minh dự báo thời tiết

Ô thông minh dự báo thời tiết

Ô (hay dù) là một công cụ rất hữu ích để che mưa hay nắng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tiếp cận ngay với vật dụng này trong trường hợp cấp bách. Chính vì bất tiện nói trên, Haz Umbrella - chiếc ô thông minh được ra đời với nhiều tiện ích thú vị cho người dùng.

Đăng ngày: 18/03/2025
Sinh viên Mỹ phát minh máy nướng bánh mì thông minh

Sinh viên Mỹ phát minh máy nướng bánh mì thông minh

Phát minh mới của một sinh viên sẽ giúp bạn nướng bánh mì tự động theo độ chín màu bánh mà bạn muốn, thay vì dựa theo thời gian như trước đây. 

Đăng ngày: 17/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News