Cơ chế phòng vệ của ong mật Nhật Bản khiến ong bắp cày châu Á cũng phải tránh xa

Tự nhiên kỳ diệu làm sao!

Để chống lại ong bắp cày khổng lồ Châu Á (Asian giant hornet - Vespa mandarinia), một toán ong mật Nhật Bản (Japanese honeybee - Apis cerana japonica) sẽ vây lấy kẻ địch, đồng loạt rung lên để tăng nhiệt độ quả cầu ong, nướng chín con ong bắp cày ngay tại chỗ.

Ong mật phải tìm tới chiến thuật chống trả kẻ địch kỳ lạ này bởi vòi chích nọc của chúng không xuyên phá được bộ xương ngoài của ong bắp cày. Nhưng tự nhiên vẫn tìm được cách sinh tồn: những bó cơ của ong mật chính là vũ khí lợi hại, tạo ra được nhiệt lượng khổng lồ đè lên cơ thể của một sinh vật nhỏ bé.

Cơ chế phòng vệ của ong mật Nhật Bản khiến ong bắp cày châu Á cũng phải tránh xa
Ong bắp cày khổng lồ Châu Á.

Cơ chế phòng vệ của ong mật Nhật Bản khiến ong bắp cày châu Á cũng phải tránh xa
Một con ong bắp cày đang bay quanh tổ ong mật Nhật Bản.

Theo các nhà khoa học, ong mật tại Châu Âu và Châu Mỹ bất lực trước những đợt càn quấy của ong bắp cày. “Những con ong bắp cày này có thể cướp phá tổ ong mật mà không gặp mấy trở ngại. Ong mật không thể đốt qua được lớp giáp ong bắp cày”, Wulfi Gronenburg, nhà khoa học thần kinh tới từ Đại học Arizona, người không góp mặt vào nghiên cứu, cho hay.

Loài ong mật Nhật Bản đã tiến hóa cùng ong bắp cày Châu Á, nên đã có cho mình một số phương thức phòng thủ hữu hiệu. Một trong số đó là tạo nên một "quả cầu ong", nướng chín kẻ địch.

Nghiên cứu năm 2012 đã cho giới khoa học một cái nhìn rõ hơn vào cơ chế phòng thủ của ong mật Nhật Bản. Theo báo cáo nghiên cứu, nhờ việc hàng trăm con ong bọc lấy con ong bắp cày đồng loạt rung lên, nhiệt độ trung tâm “quả cầu ong” có thể đạt mức 47 độ C. Nhiệt độ cực nóng (với con ong nhỏ bé) có thể kéo dài tới một giờ mà ong không hề hấn gì. Các nhà khoa học bất ngờ vô cùng trước khả năng tuyệt vời của con ong bé nhỏ.

Họ đào sâu nghiên cứu để giải mã gene cũng như vẽ lại cấu trúc não bộ của con ong mật.

Cơ chế phòng vệ của ong mật Nhật Bản khiến ong bắp cày châu Á cũng phải tránh xa
Cơ chế phòng thủ kỳ diệu của ong mật Nhật Bản.

Họ bắt đầu nghiên cứu bằng cách đưa con ong vào môi trường nhiệt độ cao, tương tự khi chúng tiến hành cơ chế “cầu ong phòng thủ”, từ đó quan sát hoạt động của gen xuất hiện trong não bộ con ong. Đội ngũ phát hiện ra rằng ít nhất có một gen - thứ mang theo cơ chế ảnh hưởng được tới những gene khác trong con ong mật - hoạt động mạnh hơn nhiều.

Cơ chế này hoạt động mạnh hơn nhiều ở ong mật Nhật Bản, so với những người anh em của nó tới từ Châu Âu.

“Khu vực não bộ hoạt động mạnh hơn có liên hệ trực tiếp với khả năng học, trí nhớ, khả năng phân tích ánh sáng, mùi vị và nhiều cảm quan khác của con ong”, nhà nghiên cứu Gronenburg nói sau khi phân tích bản báo cáo khoa học.

Trong một thử nghiệm khác, họ thực hiện một cuộc tấn công giả vào bầy ong mật Nhật Bản. Đội ngũ cũng thu về kết quả tương tự trước.

Gene vừa được nêu hoạt động mạnh mẽ chỉ vài phút sau khi cơ chế phòng thủ được kích hoạt, nên các nhà khoa học chưa thể khẳng định tác dụng chính xác của nó là gì. Tuy nhiên, gần như có thể khẳng định rằng nó đóng vai trò quan trọng trong cơ chế tạo cầu ong phòng thủ.

“Nhiều khả năng gene nói trên liên quan tới việc con ong nhận biết nhiệt độ quả cầu ong. Gần như một thứ đồng hồ sinh học, đưa ra tín hiệu lúc nào nên dừng lại”, ông Gronenburg nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài hoa hiếm bậc nhất thế giới từng khiến Darwin mất cả đời cũng không lý giải được

Loài hoa hiếm bậc nhất thế giới từng khiến Darwin mất cả đời cũng không lý giải được

Cha đẻ của thuyết tiến hóa Charles Darwin khẳng định rằng, đã là thực vật có hoa thì tất yếu có bướm, ong phù hợp giúp thụ phấn. Thế nhưng khi đối diện với phong lan ma, loài hoa có cái ống trữ mật siêu mảnh dài tới vài chục centimet, ông... "mắc nghẹn".

Đăng ngày: 08/08/2019
Cây cỏ mực, cây nhọ nồi là gì? Tác dụng của cây cỏ mực

Cây cỏ mực, cây nhọ nồi là gì? Tác dụng của cây cỏ mực

Từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng những loại cây cỏ mọc xung quanh để làm những vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, trong đó phải nhắc đến cây cỏ mực, một loại cây quen thuộc nhưng lại có công dụng hiệu quả đối với sức khỏe của con người.

Đăng ngày: 08/08/2019
Loài cây săn mồi có cơ chế đặt bẫy hoàn hảo nhất: Tua siêu dài, cuốn thẳng mồi

Loài cây săn mồi có cơ chế đặt bẫy hoàn hảo nhất: Tua siêu dài, cuốn thẳng mồi "miệng" đầy acid

Với cơ chế bật có một không hai, sợi xúc tu siêu dài lớp ngoài rìa lá, Drosera glanduligera thật sự tự "tay" hất thẳng con mồi vào giữa lá, nơi có nhan nhản các xúc tu biết co duỗi đang hau háu đón...

Đăng ngày: 08/08/2019
Có một loài sinh vật đơn bào nhưng có sức mạnh thay đổi thế giới

Có một loài sinh vật đơn bào nhưng có sức mạnh thay đổi thế giới

Bạn sẽ thấy thế nào khi biết được có một sinh vật đơn bào nhưng suýt nữa đã hủy diệt sự sống trên Trái Đất? Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục!

Đăng ngày: 07/08/2019
Tiết lộ

Tiết lộ "sốc" loài nấm đẹp sặc sỡ, dáng như đuôi gà tây

Nấm đuôi gà tây còn có tên gọi khác là nấm Vân Chi. Đây là loại nấm đã được người Trung Quốc sử dụng cách đây hàng ngàn năm như một loại trà dược liệu.

Đăng ngày: 07/08/2019
Đưa chó đi dạo, phát hiện loài nấm tiên cực hiếm

Đưa chó đi dạo, phát hiện loài nấm tiên cực hiếm

Trong khi dắt chó đi dạo tại sân chơi của một trường tiểu học gần nhà đã bất ngờ phát hiện một cây nấm lạ.

Đăng ngày: 07/08/2019
Vì sao đừng mong thoát khỏi những con gián

Vì sao đừng mong thoát khỏi những con gián

Nhân loại không thể thoát khỏi gián vì gen của những loài côn trùng này "ghi nhớ" quá nhiều chất độc - ông Ilya Gomyranov, Thư ký báo chí của Bảo tàng Động vật học MGU nói với Sputnik.

Đăng ngày: 07/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News