Cơ chế thích nghi với nhiệt độ lạnh của thực vật

Các nhà khoa học Mỹ mới đây tìm hiểu được cơ chế phát triển của những loài thực vật có hoa, giúp chúng có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết giá lạnh.

>>> Trình tự DNA loài Amborella làm sáng tỏ nguồn gốc của thực vật có hoa

Theo Nature World News, nhóm nghiên cứu xác định được ba cơ chế giúp các loài thực vật tồn tại qua mùa đông giá rét. Để tránh lạnh, một số loài thực vật chọn giải pháp rụng lá, làm ngưng quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá, đồng thời sẽ phát triển lá mới và phục hồi quá trình vận chuyển nước khi nhiệt độ ấm hơn.

Các loài thực vật khác tự bảo vệ mình qua mùa đông bằng cách thu hẹp các tế bào vận chuyển nước, làm gọn nhẹ hệ thống dẫn nước của cây và tránh bị đóng băng vào mùa đông. Trong khi đó, nhiều loài tránh nguy cơ bị lạnh bằng cách ẩn náu trong hình dáng của các loại hạt hoặc các loại củ.

Cơ chế thích nghi với nhiệt độ lạnh của thực vật
Nhiều loài thực vật đã tự tiến hóa theo cách riêng để thích nghi với môi trường lạnh. (Ảnh minh họa: Shutter Stock)

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc khoa Nghệ thuật và Khoa học Columbia, Đại học George Washington, cùng các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu theo dõi quá trình phát triển và tiến hóa của hơn 32.000 loài thực vật có hoa.

Science Daily dẫn lời Jeremy Beaulieu thuộc Đại học Tennessee, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết các bằng chứng về hóa thạch và dữ liệu về điều kiện thời tiết cho thấy những loài thực vật có hoa đầu tiên trên Trái Đất từng sống ở những môi trường nhiệt đới, có nhiệt độ ấm hơn.

Trong quá trình phát triển hay khi được đưa đến trồng ở những vùng lạnh, các loài thực vật này đã tiến hóa theo nhiều cách riêng để thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp.

Không giống như động vật, thực vật không thể di chuyển để tránh rét hoặc tự tỏa nhiệt để giữ ấm cơ thể. Nghiên cứu này đã giúp các nhà khoa học hiểu được cơ chế phát triển và tiến hóa các các loài thực vật từ nhiều năm trước, giúp chúng thích nghi với điều kiện sống ở những vùng lạnh trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News