Cô đặc nước cốt chanh dây thành viên sủi
Bỏ một viên sủi chanh dây vào ly nước, sau vài phút đã có được ly chanh dây với hương vị, màu sắc, mùi vị... như nước chanh dây tươi.
Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về viên sủi chanh dây tại Việt Nam do thạc sĩ Tôn Nữ Thu Nguyệt, bộ môn Công nghệ thực phẩm, khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa TP HCM thực hiện.
Ông Đoàn Thương, một nông dân có gần 1 ha chanh dây tại thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Nông dân thường bị ép giá khi đến mùa thu họach. Địa phương cũng có một số nhà máy chế biến ra nước cốt, nước đóng chai, nhưng cũng không chuyên nghiệp lắm, nên nông dân vẫn chưa có được đầu ra ổn định”. Nghe nói về viên sủi bọt chanh dây, ông Thương rất phấn khởi, hy vọng khi sản phẩm viên sủi bọt được sản xuất thương mại thì nông dân sẽ được lợi hơn và có thể làm giàu từ chanh dây.
Chế tạo viên chanh dây sủi bọt trong phòng thí nghiệm.
Quả chanh dây, viên chanh dây sủi bọt và cốc nước pha chế từ viên sủi.
Nông dân trồng chanh dây sẽ là đối tượng hưởng lợi từ nghiên cứu viên sủi chanh dây.
Chanh dây (hay còn gọi là mát mát) là loại trái cây được nhiều người ưa thích, cũng chính vì điều này mà không ít người đã mua hương liệu trộn với đường để đánh lừa người tiêu dùng.
Ngoài bán tươi, một số cơ sở tại Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Đương (tỉnh Lâm Đồng) cũng đã chế biến như đặc sản địa phương dưới dạng nước cốt, nước đóng chai... tuy nhiên các sản phẩm này đều hạn chế thời gian sử dụng và vệ sinh thực phẩm.
Theo Đông y, trái chanh dây giúp giảm các triệu chứng hen suyễn; ngừa bệnh tim mạch vành; giảm sự phát triển của tế bào ung thư; thanh nhiệt; có chứa thành phần gây ngủ. Ngoài ra trong loại trái này còn chứa chất sắt, kali rất có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh việc chế tạo viên sủi từ trái chanh dây, thạc sĩ Nguyệt cũng đã thành công trong việc tạo ra bột chanh dây theo công nghệ sấy phun. Hiện thạc sĩ Nguyệt mong muốn chuyển giao công nghệ sản xuất bột chanh dây, viên nectar chanh dây để doanh nghiệp giúp thương mại hóa được sản phẩm và tạo được đầu ra ổn định cho nông dân.
Trái chanh dây chín tại vùng Lâm Đồng sau thu hoạch được tách ra, lấy ruột bên trong sơ chế để thu “puree”, nước cốt. Trung bình 1kg trái tươi sẽ thu được khoảng 400g nước cốt. Nước cốt sẽ được cô đặc ở nhiệt độ 60 độ C trong những điều kiện đi kèm: độ chân không, tốc độ quay của mẻ nước cốt... |

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.
