Cơ hội quan sát sao chổi sáng nhất thập kỷ
Sao chổi Tsuchinshan-ATLAS, vật thể sáng nhất trong một thập kỷ qua, đang xuất hiện trên bầu trời phía tây sau hoàng hôn đến hết ngày 28/10.
Đuôi của sao chổi Tsuchinshan-ATLAS (C/2023 A3) trong hình ảnh chụp hôm 14/10. (Ảnh: Chris Schur/Astronomy).
Sao chổi C/2023 A3, còn được gọi là Tsuchinshan-ATLAS, đã ở trên bầu trời đêm trong một tuần nay tuy nhiên khó quan sát do có siêu trăng lớn nhất năm 2024. Tuy nhiên người yêu thiên văn vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng thiên thể tuyệt đẹp này vào đêm 18/10 đến 26/10.
Phần đầu và đuôi dài của sao chổi Tsuchinshan-ATLAS, đang tỏa sáng ở cấp sao +0,5. Độ sáng này hoàn toàn nằm trong tầm quan sát của mắt thường. Vật thể này có thể đã qua thời điểm sáng nhất, nhưng nó vẫn là một vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường sau khi mặt trời lặn ở phía tây đến hết cuối tuần, và có thể đến hết tuần sau. Từ cuối tháng 10 đến hết đầu tháng 11 nếu muốn quan sát sao chổi này sẽ cần sử dụng kính viễn vọng.
Mô phỏng quỹ đạo bay của sao chổi C/2023 A3 thời điểm phát hiện hồi tháng 1/2023. (Ảnh: Astro Vanbuitenen).
Thiên thể này được nhìn thấy lần đầu tiên vào ngày 9/1/2023 bởi Đài thiên văn Núi Tím thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhưng đến ngày 1/3/2023, Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (MPC) mới xác nhận nó là sao chổi và đặt tên là C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS).
Khi đó C/2023 A3 nằm cách Mặt Trời 7,3 AU (1,090 tỷ km), xa hơn khoảng cách tới sao Mộc, đang tiến về phía Mặt Trời và độ sáng tăng lên nhanh chóng. Theo Đài thiên văn Núi Tím, thiên thể sẽ đạt điểm cận nhật vào ngày 28/9/2024 - cách Mặt Trời khoảng 0,39 AU (58 triệu km) và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Sắp nhìn thấy sao chổi sáng chói Tsuchinshan-ATLAS bằng mắt thường vào cuối tuần này
- Bầu trời Trái đất sắp xuất hiện vật thể mới sáng như sao Mai
- Sao chổi 80.000 năm mới "hiện hình" xuất hiện trên bầu trời Việt Nam