Sắp nhìn thấy sao chổi sáng chói Tsuchinshan-ATLAS bằng mắt thường vào cuối tuần này
Vào cuối tháng 9 và giữa tháng 10, sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) rất được mong đợi có thể được nhìn thấy bằng mắt thường đối với những người quan sát bầu trời trên toàn thế giới.
Các nhà thiên văn học rất hy vọng có thể nhìn thấy sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) trước khi mặt trời mọc trong bốn buổi sáng liên tiếp cuối tuần này và đầu tuần sau. Có thể sẽ có thêm một số cơ hội nhìn thấy sao chổi này bằng mắt thường vào giữa tháng 10.
Sao chổi Tsuchinshan-ATLAS sẽ xuất hiện trên bầu trời trước bình minh bắt đầu từ cuối tuần này (Ảnh: Wladimir Bulgar / Science Photo Library).
Sao chổi C/2023 A3 dự kiến đạt độ sáng cực đại vào thứ sáu 27/9, khi nó đạt đến điểm cận nhật, điểm gần nhất với mặt trời trên quỹ đạo ước tính dài 80.000 năm của nó. Những người quan sát bầu trời ở Bắc bán cầu sẽ có thể nhìn thấy sao chổi này ở độ cao vài độ so với đường chân trời đông nam khoảng 30 phút trước khi mặt trời mọc trong khoảng thời gian từ thứ sáu 27/9 đến thứ tư 2/10.
Buổi sáng lý tưởng để ngắm sao chổi này là Chủ Nhật 29/9 và Thứ Hai 30/9 khi sao chổi C/2023 A3 kết hợp với trăng lưỡi liềm khuyết.
Mặc dù có thể nhìn thấy C/2023 A3 bằng mắt thường, nhưng sao chổi có thể rất thất thường và khó dự đoán, vì vậy, bạn nên sử dụng ống nhòm ngắm sao tốt hoặc kính thiên văn nhỏ để quan sát rõ hơn.
Dù bạn nhìn thấy sao chổi bằng mắt thường hay ống nhòm, bạn cũng có thể thấy một cái đuôi bụi lớn, hậu quả của bụi và băng thành phần của sao chổi tan chảy một chút khi nó tiến gần đến mặt trời. Độ sáng của nó vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù một số nhà thiên văn học dự đoán nó có thể sáng như 20 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.
Đến ngày 30/9, sao chổi C/2023 A3 sẽ biến mất trong ánh sáng bình minh đối với những người ở vĩ độ trung bắc, nhưng bất kỳ ai ở gần đường xích đạo vẫn có thể nhìn thấy C/2023 A3 cho đến ngày 2/10. Sau đó, sao chổi sẽ bị mất hút trong ánh sáng chói của mặt trời khi nó ở điểm gần Trái đất nhất. Sau đó, nó sẽ ở vị trí gần đường chân trời phía tây.

Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống
Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ điều hấp dẫn.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.
