Đài thiên văn Trung Quốc phát hiện sao chổi mới

Một ngôi sao chổi lớn với chu kỳ quỹ đạo lên tới 30.000 năm đang tiến về phía Mặt trời và dự kiến đạt điểm cận nhật vào tháng 9/2024.

Vật thể được nhìn thấy lần đầu tiên vào ngày 9/1/2023 bởi Đài thiên văn Núi Tím thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhưng đến ngày 1/3/2023, Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (MPC) mới xác nhận nó là sao chổi và đặt tên là C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS).

Hiện tại, C/2023 A3 nằm cách Mặt trời 7,3 AU (1,090 tỷ km), xa hơn khoảng cách tới sao Mộc. Tuy nhiên, nó đang tiến về phía Mặt trời và độ sáng sẽ tăng lên nhanh chóng. Theo Đài thiên văn Núi Tím, thiên thể sẽ đạt điểm cận nhật vào ngày 28/9/2024. Khi đó, nó cách Mặt trời khoảng 0,39 AU (58 triệu km) và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


Mô phỏng vị trí hiện tại và quỹ đạo bay của sao chổi C/2023 A3. (Ảnh: Astro Vanbuitenen)

Dù thực tế là vẫn còn một năm rưỡi nữa trước "chuyến ghé thăm" của C/2023 A3, nhiều nhà thiên văn học tin rằng nó có thể mang đến một màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp. Dự đoán này dựa trên các cơ sở sau đây:

  • Thứ nhất, C/2023 A3 có chu kỳ rất dài. Nó đến từ những vùng xa xôi của hệ Mặt trời, với lần gần nhất đạt điểm cận nhật đã là khoảng 30 nghìn năm trước. Điều này có nghĩa là sao chổi phải chứa trữ lượng lớn vật chất.
  • Thứ hai, tất cả dữ liệu hiện có cho thấy C/2023 A3 là một vật thể lớn. Mặc dù đường kính chính xác của lõi vẫn chưa được biết, cấp sao biểu kiến của C/2023 A3 cho thấy nó khá lớn.
  • Thứ ba, nhiều sao chổi chu kỳ dài có xu hướng sụp đổ trong quá trình di chuyển qua điểm cận nhật. Tuy nhiên, C/2023 A3 sẽ bay qua Mặt trời ở khoảng cách tương đối an toàn và có cơ hội sống sót cao khi tiếp cận.


Sao chổi NEOWISE. (Ảnh: Juan Carlos Casado).

Theo MPC, độ sáng tối đa của C/2023 A3 trên bầu trời có thể đạt 0 độ sáng sao, có nghĩa là nó sẽ sáng hơn 6 lần so với sao chổi nổi tiếng NEOWISE, được quan sát thấy vào mùa hè năm 2020 và sáng hơn gấp 100 lần so với sao chổi ZTF gần đây. Nơi tốt nhất để quan sát C/2023 A3 là ở Bắc bán cầu.

Tất nhiên, chúng ta chỉ đang nói về ước tính sơ bộ. Trong lịch sử thiên văn học, có nhiều trường hợp độ sáng của sao chổi vượt quá mong đợi hoặc gây thất vọng khi ghé thăm, nhưng dù là thế nào, C/2023 A3 chắc chắn sẽ được chú ý và xuất hiện nhiều trên các bản tin trong tương lai gần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News