Có thể bạn chưa biết: Ngân hà cũng bị cong vênh

Ngân hà không phẳng và ổn định như chúng ta vẫn nghĩ. Trái lại, nó cong vênh và bị bóp méo - đó là kết luận của các nhà khoa học ở Đại học Macquarie (Australia) và Đài Quan sát thiên văn quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Họ khẳng định, vật chất ở bên rìa Dải Ngân hà trải dài theo cách mà nếu nhìn ngang thì thiên hà của chúng ta có hình chữ S.

Về mặt lý thuyết, nhìn từ khoảng cách lớn và nhìn từ bên cạnh, Dải Ngân hà trông như cái đĩa mỏng chứa đầy sao. Trung tâm Dải Ngân hà là nguồn trọng lực chủ yếu, giữ toàn bộ thiên hà trong một khối. Vấn đề là ở chỗ tại rìa của đĩa này có thể quan sát được những rối loạn rõ rệt.

“Rất khó xác định khoảng cách từ Mặt trời đến những khu vực bên ngoài thiên hà, nếu như chúng ta không biết rõ “cái đĩa Ngân hà” này bao gồm những gì" - Tiến sĩ Chen Xiaodian ở Đài Quan sát thiên văn quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc - tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên, chúng tôi đã công bố danh sách mới về các sao biến quang (cepheid) trong đó chúng tôi biết khoảng cách từ Trái đất đến chúng với độ chính xác 3 - 5%”.

Điều này cho phép tạo ra bức tranh 3 chiều chính xác đầu tiên về Dải Ngân hà. “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho phép xây dựng bản đồ chủ yếu để nghiên cứu chuyển động của các ngôi sao trong Dải Ngân hà và nghiên cứu nguồn gốc Dải Ngân hà” - ông Licai Deng ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tuyên bố.

Các cepheid “cổ điển” là những ngôi sao trẻ có kích thước lớn hơn Mặt trời 5 - 20 lần. Chúng có đời sống rất ngắn, có thể lụi tàn chỉ sau vài triệu năm tồn tại.

“Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là bản đồ 3 chiều về 1369 cepheid tương ứng với sự phân bố khí trong đĩa Ngân hà. Đây là thông tin thiết thực để hiểu thêm về quá trình hình thành thiên hà của chúng ta” - GS Richard de Grijs ở ĐH Macquarie (Australia) cho biết.

“Việc so sánh kết quả quan sát với các nghiên cứu đối với hàng chục thiên hà khác chỉ ra sự cong vênh tương tự. Như vậy, nguyên nhân của rối nhiễu có thể là tác động từ trung tâm đĩa Ngân hà” - Tiến sĩ Liu Chao ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News