Có thể chụp X-quang Trái đất nhờ bão
Bằng cách sử dụng mạng lưới các máy dò ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại chấn động hiếm gặp từ tầng sâu bên trong Trái đất được gọi là "quả bom thời tiết" phát ra từ một cơn bão cách xa Bắc Đại Tây Dương.
Phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học đã quan sát thấy loại chấn động đặc biệt này, được biết đến như một siêu sóng địa chấn.
"Quả bom thời tiết" ở Đại Tây Dương, là một cơn bão phát triển nhanh và mạnh, khiến cho những con sóng ngoài khơi gây ra những cơn chấn động nhẹ và sâu vào lớp vỏ đại dương. Những con sóng âm thầm này xuyên qua Trái đất và có thể được phát hiện ở những nơi xa xôi như Nhật Bản, nơi lần đầu tiên có những thiết bị sử dụng để đo biên độ chấn động của các cơn bão từ loại sóng P và sóng S được gọi tên là phương pháp "Hi-net".
Mô hình bắt sóng S từ bão biển.
Peter Gerstoft và Peter D. Bromirski cho rằng phát hiện của nhóm nghiên cứu đã mang đến cho nhà địa chấn học một công cụ mới để nghiên cứu cấu trúc sâu hơn trong Trái đất. Nó sẽ góp phần tạo nên bức tranh rõ ràng hơn về các cử động của Trái đất, thậm chí cả những vấn đề có nguồn gốc từ hệ thống khí quyển - đại dương.
Những cơn chấn động nhẹ này được gọi là sóng địa chấn siêu nhỏ. Đây là hiện tượng gây ra bởi các cơn sóng dồn dập của đại dương trên tầng đất rắn trong khi cơn bão diễn ra. Chúng ta có thể phát hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới, địa chấn siêu nhỏ có thể ở nhiều dạng sóng khác nhau di chuyển xuyên qua bề mặt và bên trong Trái đất.
Sóng P và S là Sóng khối (Body waves) truyền qua phần bên trong của Trái đất.
Cho đến nay, các nhà khoa học phân tích hoạt động chấn động nhỏ trong lòng đất mới chỉ tới vạch sóng P (những loài động vật có thể cảm thấy trước khi một trận động đất xảy ra). Và sóng S là rất khó quan sát được (loại sóng mà con người cảm nhận được khi động đất).
Ở đây, các nhà nghiên cứu sử dụng 202 trạm Hi-net được điều hành bởi Viện Quốc gia Nghiên cứu Khoa học và phòng chống thiên tai Trái đất tại huyện Chugoku của Nhật Bản, Kiwamu Nishida và Ryota Takagi. Họ phát hiện không chỉ chấn động sóng P mà cả sóng S với biên độ cực nhỏ được tạo ra bởi một cơn bão Bắc Đại Tây Dương, được biết đến như một quả bom thời tiết.
Cấu trúc bên trong Trái đất vẫn còn nhiều bí ẩn.
Hơn nữa, các tác giả xác định được cả hai hướng là khoảng cách và nơi bắt nguồn những con sóng cung cấp thông tin và các cấu trúc cơn bão đi qua. Bằng cách này, năng lượng địa chấn di chuyển từ chấn động này xuyên qua Trái đất. Phát hiện của Nishida và Takagi không chỉ cung cấp một phương tiện mới mà còn để khám phá cấu trúc bên trong của Trái đất, ngoài ra cũng có thể đóng góp để phát hiện chính xác hơn về động đất và bão.

Vì sao Tổng thống Mỹ lại phải ân xá cho gà tây?
Dù lễ ân xá gà tây bị nhiều người chỉ trích là "ngớ ngẩn", các đời tổng thống vẫn thực hiện truyền thống này hàng năm từ khi ông Bush chính thức hóa ngày lễ vào năm 1989.

Black Friday là ngày gì và tại sao người ta "phát cuồng" vì Black Friday?
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng Black Friday có từ khi nào, và tại sao người ta lại "phát cuồng" vì ngày "Thứ Sáu đen tối" này đến vậy?

Khám phá cực sốc về bộ tộc có tập tục uống tinh trùng
Bộ tộc Sambians có tập tục kỳ dị khó tin: Uống tinh trùng để được công nhận là "người lớn".

Trọn bộ bí kíp thoát thân khi gặp hỏa hoạn
Những bí kíp nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thể bảo vệ tính mạng của mình và những người thân khi gặp sự cố hỏa hoạn.

Kỹ năng tránh ngộ độc khí trong đám cháy
Hầu hết những người chết trong đám cháy là do hít khói chứ không phải bị bỏng. Khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài.

Bí quyết chống ngạt trong các vụ cháy nhà
Dù có thể khó tin và thậm chí có phần... mất vệ sinh, nhưng trong những trường hợp hoả hoạn đột ngột, việc hít thở qua đường bồn cầu sẽ cứu sống bạn.
