Có thể xóa được ký ức

Các nhà khoa học vừa phát hiện cơ chế xóa ký ức cũ để dọn đường cho ký ức mới của não bộ. Phát hiện này sẽ góp phần phát triển loại thuốc xóa trí nhớ để giúp con người quên đi những thứ không mong muốn.

Các nhà nghiên cứu thường tranh cãi về nguyên nhân con người quên, ví dụ tại sao ký ức ngắn hạn mới dung nạp tan biến rất nhanh. Có thuyết cho rằng, những ký ức như vậy không ổn định nên mờ dần theo thời gian. Theo một thuyết khác, sự can thiệp bên ngoài khiến ký ức ngắn hạn bị ghi đè khi dữ liệu mới được đưa vào.

Cả hai thuyết này đều cho rằng, quên là một cơ chế thụ động. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất, “đó là hệ thống chủ động xóa bỏ ký ức, hoàn toàn độc lập với các cơ chế tạo ra ký ức", Yi Zhong - nhà thần kinh học công tác tại Trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) và Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (Mỹ) - nhận định.

Ông Zhong và cộng sự phát hiện ra cơ chế mới sau khi cho ruồi giấm ngửi hai mùi. Khi ruồi giấm ngửi mùi thứ nhất, họ gây sốc nhẹ thông qua chân của chúng. Thông thường, điều này khiến ruồi giấm tránh mùi bị gây sốc và tìm đến mùi thứ hai.

Có thể xóa được ký ức

Mỗi phút,một lượng máu tương đương 3 lon sô đa chạy qua não. Ảnh: Chattah Box

Trong đợt thí nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu để ruồi giấm yên khi thời gian huấn luyện ngửi mùi kết thúc. Sau đó, họ tái kiểm tra ruồi giấm ở những thời điểm nhất định khi mà trí nhớ của chúng đã mờ dần. Trong đợt thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu làm gián đoạn ký ức mùi - sốc của ruồi giấm bằng cách cho chúng ngửi hai mùi mới. Cuối cùng, họ đảo ngược bài học của ruồi giấm bằng cách gây sốc khi cho chúng ngửi mùi thứ hai.

Trong mọi trường hợp, ruồi giấm quên hết những sự kiện, bài học trước đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân là do một loại protein tên là Rac đã được giải phóng theo thời gian. Loại phân tử này tương tác nhanh hơn khi ruồi giấm bị rối trí vì những trải nghiệm mới hoặc bối rối trước thông tin trái chiều.

Khi Rac bị phong tỏa, ruồi giấm lưu giữ ký ức mới dung nạp lâu hơn, từ vài giờ đến hơn một ngày. Khi các nhà nghiên cứu tăng lượng Rac trong nơ-ron của loài côn trùng này, những ký ức mới nhanh chóng bị xóa bỏ. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ những phân tử nào tham gia vào quá trình hình thành ký ức. “Bằng cách nghiên cứu những thứ bị xóa bỏ hoặc thay đổi do cơ chế mới này, chúng ta có thể xác định được nền tảng vật liệu của trí nhớ”, ông Zhong nói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cơ chế quên mà họ mới phát hiện ở ruồi giấm có thể tương tự ở các loài vật khác, ví dụ như chuột. Một điều thú vị là, những thay đổi ở các phân tử khác liên quan đến Rac có quan hệ với sự chậm phát triển trí tuệ ở con người.

“Chúng tôi đang tiếp tục thí nghiệm để xem cơ chế quên này có áp dụng với ký ức dài hạn hay không. Rac hoặc các phân tử liên quan có thể là mục tiêu của việc sản xuất thuốc xóa trí nhớ”, ông Zhong nói.

Mặc dù loại thuốc này có thể bị lợi dụng cho những mục đích đen tối, nhưng chúng sẽ giúp chữa trị các chứng rối loạn khiến con người cứ phải nhớ mãi những chấn thương tinh thần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News