Cội nguồn bất ổn giữa các đĩa kiến tạo
Trái đất bắt đầu tiến trình tái sinh lớp vỏ bề mặt cách đây khoảng 3 tỉ năm, khởi động những vụ đụng độ khủng khiếp giữa các đĩa kiến tạo như ngày nay.
Một lớp vỏ mới liên tục được hình thành trên Trái đất cho đến khi cách đây khoảng 3 tỉ năm trước, lúc hành tinh xanh bắt đầu quá trình tái sinh bề mặt của mình.
Đó là kết quả rút ra từ cuộc nghiên cứu do Đại học Bristol (Anh) thực hiện, nhằm tìm ra câu trả lời về nguồn gốc va chạm giữa các đĩa kiến tạo vẫn đang diễn ra trên toàn cầu.
Dãy Himalaya là kết quả của sự dịch chuyển đĩa kiến tạo Ấn Độ về hướng lục địa Á Âu
Các chuyên gia đã thu thập trầm tích tại các lục địa, từ Úc, lục địa Á Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, tập trung vào những đồng vị zircon có trong những mẫu đất.
Thành phần cấu tạo của đồng vị ôxy bên trong các zircon giúp xác định liệu trầm tích thuộc về lớp vỏ mới hình thành hoặc của lớp vỏ cũ được tái chế.
OurAmazingPlanet dẫn lời nhà khoa học Bruno Dhuime, chuyên gia địa hóa đồng vị tại Đại học Bristol, cho biết phương pháp tiếp cận mới cho phép nhóm của ông dự đoán một cách chính xác khối lượng vỏ lục địa hiện diện xuyên suốt quá trình tiến hóa của Trái đất.
Theo đó, trong 1,5 tỉ năm đầu tiên, tốc độ hình thành lớp vỏ vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 3 km3/năm, đủ để thiết lập khoảng 65% khối lượng bề mặt Trái đất như hiện tại.
Tuy nhiên, quá trình này đã chậm lại cách đây 3 tỉ năm, chỉ còn 1/3 so với tốc độ trước kia, và thay vào đó tiến trình tái chế được khởi động.
Những sự thay đổi trên trùng hợp với sự hình thành các đĩa kiến tạo. Khi đó, các đĩa kiến tạo lục địa và đại dương tạo nên bề mặt Trái đất đã chắc chắn đến nỗi chúng bắt đầu va vào nhau với sức mạnh khủng khiếp.
Và hậu quả là một số đĩa kiến tạo lao xuống phía dưới đĩa khác, gây nên những chuyển động chết chóc như động đất, sóng thần đây đó trên thế giới trong thời gian qua.
“Thách thức kế tiếp của chúng tôi là làm sao xác định được cơ chế kiến tạo đã tạo nên vỏ quả đất trước thời gian cách đây 3 tỉ năm”, theo chuyên gia Dhuime.
Thế nhưng, trở ngại lớn nhất là khó có thể tìm được những tảng đá hình thành trong giai đoạn ban đầu.
Nghiên cứu này đã được công bố trên chuyên san Science.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
