Còn động đất đến 6,8 độ Richter ngoài khơi VN

Động đất do các đứt gãy của tầng địa chất dưới biển, nơi từng có nhiều núi lửa hoạt động.

Trận động đất mạnh 5,1 độ richter sáng sớm qua ngoài khơi Phú Yên khiến các nhà khoa học chú ý đến khả năng gia tăng hoạt động của hệ thống đứt gãy chạy dọc bờ biển nước ta.


Còn động đất đến 6,8 độ Richter ngoài khơi VN
Bản đồ tâm chấn động đất. (Ảnh: igp-vast.vn)

Trao đổi với PV sáng nay, 26/8, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, nguyên nhân của động đất là do sự đứt gãy các tầng địa chất dưới lòng biển.

Chính hệ thống đứt gãy này đã gây ra các trận động đất gần đây ngoài biển. Nơi đó, từng có núi lửa hoạt động nhưng hiện nay “đang ngủ”.

Theo GS Xuyên, sẽ còn xảy ra những trận động đất tương tự, thậm chí mạnh đến 6,8 độ richter ngoài biển của Việt Nam. Tuy nhiên, khi nào xảy ra động đất thì các nhà khoa học chưa dự báo được vì chúng ta chưa có các phương tiện hiện đại và mạng lưới đo đạc, quan sát đủ lớn.

GS Xuyên và đồng nghiệp đang đề xuất xây dựng đề án dự báo động đất để trình các cấp phê duyệt.


Còn động đất đến 6,8 độ Richter ngoài khơi VN
Bản đồ tốc độ chuyển dịch kiến tạo hiện đại khu vực Biển Đông và lân cận.
(Ảnh: Phan Trọng Trịnh, Kết quả đề tài trọng điểm cấp nhà nước KC09.11/06-10)

Theo đánh giá của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thì đây là trận động đất tương đối mạnh nhưng do chấn tiêu nằm sâu và chấn tâm nằm xa nên không có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng tới bờ biển Việt Nam và không gây ra thiết hại cho con người và các công trình xây dựng.

Động đất xảy ra, 5 phút sau Việt Nam mới phát hiện

Theo ông Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thì trên biển, có 9 vùng nguồn có tiềm năng gây động đất, sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó, vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta.

Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống và các phương tiện cảnh báo động đất, sóng thần của chúng ta mới phát hiện được điều này sau 5 phút, ở mức trung bình. Trong khi Indonesia chỉ sau 1 phút đã phát hiện được động đất, sóng thần khi nó xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/06/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 17/06/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 15/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News