Con đực nhỏ dễ trở thành bữa ăn cho con cái

Nhện cái là những kẻ ăn thịt tham lam, chúng ăn rất nhiều con mồi trong đó đôi khi có cả bạn đời của chúng. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích tại sao nhện cái lại ăn thịt nhện đực trước hoặc sau khi giao phối. Trong một nghiên cứ được công bố trên số ra tháng 9 tờ American Naturalist, nhà nghiên cứu Shawn Wilder và Ann Rypstra thuộc Đại học Miami tại Ohio đã phát hiện ra rằng câu trả lời có lẽ còn đơn giản hơn những gì mọi người vẫn nghĩ.

Con đực thường có xu hướng bị ăn thịt hơn khi chúng nhỏ hơn nhiều so với con cái. Kích cỡ nhỏ bé của con đực đồng nghĩa với việc chúng bị bắt dễ dàng. Loài nhện Hogna helluo, con đực lớn không bao giờ bị ăn thịt trong khi con đực nhỏ bị chén tới 80% số lần giao phối. Wilder và Rypstra đã khẳng định kết quả sau khi kiểm tra dữ liệu từ rất nhiều loài nhện. Ở những loài con đực tương đối nhỏ so với con cái thì chúng có xu hướng bị ăn nhiều hơn.

Nhiều nghiên cứu về tập tính ăn thịt bạn tình tập trung vào một số ít các trường hợp cá biệt mà trong đó tập tính này cân nhắc cả vấn đề chọn lọc giới tính và cạnh tranh tinh trùng. Tuy nhiên, khi xem xét thông tin từ rất nhiều loài nhện, Wilder cùng với Rypstra phát hiện ra rằng việc kích cỡ của con đực tương đương với con cái (thường được coi là lưỡng hình kích cỡ giới tính) quyết định mức độ thường xuyên xảy ra tập tính ăn thịt bạn tình ở một loài. 

Con đực nhỏ dễ trở thành bữa ăn cho con cái

Con nhện sói cái Hogna helluo đang chén thịt con đực. (Ảnh: Shaw M. Wilder)

Shawn Wilder nhận định: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy chỉ một đặc tính đơn giản như mức độ tương đương về kích cỡ của con đực với con cái lại có ảnh hưởng lớn đến thế đối với tính thường xuyên của tập tính ăn thịt bạn tình”. Trong rất nhiều trường hợp, tập tính ăn thịt bạn tình không phải là hoạt động cân bằng phức tạp giữa lợi ích và hao phí đối với con đực và con cái nhưng sự thực là vì con cái đang đói nên nó ăn con đực khi mà con đực có kích cỡ đủ nhỏ để con cái có thể bắt được.

Tiến hóa không thay đổi mối quan hệ này. Ví dụ, con cái không trở lên to lớn hơn để ăn thịt nhiều con đực hơn vì lúc đó con đực sẽ trở thành bữa ăn quá nhỏ, không đủ cho con cái to lớn. Con đực cũng không phát triển nhỏ hơn để bị ăn nhiều hơn do lúc đó chúng sẽ không có cơ hội để giao phối nhiều lần. Bên cạnh đó, tập tính ăn thịt bạn tình có lẽ là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa của con cái lớn và con đực nhỏ trong một loài ăn thịt.

Tham khảo:
Shawn M. Wilder và Ann L. Rypstra, "Sexual size dimorphism predicts the frequency of sexual cannibalism within and among species of spiders" American Naturalist (2008) 172: 431

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News