Con đường năng lượng Mặt trời đầu tiên: Không hiệu quả, nhiều đoạn vỡ vụn, hiệu suất giảm
Đường năng lượng Mặt trời (gồm những tấm thu năng lượng ánh sáng đặt dưới đất) được cho là một trong những phát kiến tuyệt vời trong ngành năng lượng tái tạo nói riêng và ngành năng lượng nói chung.
Có diện tích lên tới 2,800m2, đường Normandy là con đường năng lượng Mặt trời đầu tiên trên Thế giới, được khánh thành vào năm 2016 tại Tourouvre-au-Perche, Pháp. Thế nhưng đến nay, sau khoảng hơn 2 năm hoạt động thì con đường này đã bị giới chuyên gia đánh giá là hoạt động không hiệu quả.
Sau 2 năm hoạt động, đường Normandy được đánh giá là không hiệu quả.
Con đường này hiện nay đã xuống cấp một cách nặng nề, mọi công tác sửa chữa sẽ quá tốn kém. Tháng 5 vừa qua, Pháp đã phải loại bỏ một đoạn dài tới 100 mét vì hỏng hóc hoàn toàn, không thể sử dụng được. Theo như tờ Le Monde, nhiều tấm thu nhận sáng đã không còn dính chặt vào đường nữa, một số đoạn thậm chí còn bị vỡ vụn do áp lực của các phương tiện phía trên.
Bên cạnh những sự hỏng hóc nói trên, đường Normandy cũng không hoạt động đúng công suất dự tính. Khi được khánh thành, đường được cho là sẽ tạo ra tới 790 kWh mỗi ngày, cung cấp đủ cho 3000 - 5000 người dân. Nhưng đến khi được cho vào hoạt động, hiệu suất đã giảm chỉ còn một nửa, tiếp tục giảm theo thời gian đến nay. Con đường này cũng tạo ra nhiều tiếng động hơn hẳn so với đường nhựa thông thường, chính vì vậy mà các phương tiện đi qua đây không được vượt quá tốc độ 70km/h!
Đường Normandy không hoạt động đúng công suất dự tính.
Theo tờ Daily Caller, con đường này hoạt động không hiệu quả vì không có khả năng nghiêng theo hướng nắng (giống như hoa hướng dương), kèm theo đó là bị chắn sáng bởi các phương tiện đi qua. Mặc dù có giá thành lên tới 6.1 triệu USD, đường có tới 75% tấm năng lượng bị hỏng trước khi lắp đặt, không thể tạo ra năng lượng điện.
Một kĩ sư điện thậm chí còn nói đây là "một sự thất bại nặng nề" trong cuộc phỏng vấn với KXLY news. Kể cả khi hoạt động bình thường, thì mỗi tấm năng lượng cũng chỉ có thể cung cấp điện cho một vòi nước và một vài chiếc đèn phòng tắm mà thôi.
Đường Normandy khi mới khánh thành.
Mặc dù vậy thì không phải tất cả đường năng lượng Mặt trời đầu thất bại. Tại Hà Lan, một con đường tương tự dài 70m cũng đã được khánh thành vào 2018. Kế hoạch ban đầu cho con đường này là từ 50 - 70 70 kWh/m2 một năm, nhưng sau 1 năm sử dụng thì con số này đã lên tới 74 kWh, năm tiếp theo tăng lên tới 93 kWh.
Năm nay, Hà Lan được cho là sẽ mở thêm 2 con đường nữa, một dài 50m cạnh sân bay Amsterdam-Schiphol và một dài 100m cách thành phố Rotterdam một vài cây, trên một đường dành riêng cho xe bus.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
