Con đường sạc điện cho xe đầu tiên thế giới
Vừa chạy xe vừa sạc điện, đó là công dụng của đoạn đường vừa khánh thành ở ngoại ô Stockholm, Thụy Điển.
The Guardian đưa tin hai đường ray dẫn điện dài khoảng 2km được nhúng trên đoạn đường nối sân bay Stockholm Arlanda đến khu hậu cần, sạc điện cho ắc quy ô tô và xe tải.
Vận hành con đường sạc điện đầu tiên trên thế giới - (VTISWEDEN).
Theo đó, xe cộ kết nối với đường ray qua chiếc cần động dưới gầm xe để lấy điện, khi ắc quy đầy, cần tự động nhấc lên, ngắt kết nối.
Ngoài ra, thiết kế sạc linh hoạt này khác với các trạm sạc ven đường, cho phép ắc quy của xe nhỏ hơn, giá thành chế tạo rẻ hơn.
Khách hàng đầu tiên trải nghiệm tuyến đường này là chiếc xe tải từng dùng dầu diesel của một hãng logistics trong nước.
Xe chạy trên con đường sạc điện - (Ảnh: inhabitat.com).
Ông Hans Säll - giám đốc điều hành tập đoàn eRoadArlanda đứng sau dự án này chia sẻ: "Tất cả phương tiện và đường sá hiện tại có thể điều chỉnh để tận dụng công nghệ này. Không có điện trên mặt đường. Điện chỉ tồn tại trên 2 đường ray như ổ cắm trên tường, sâu xuống 5-6cm là nơi có dòng điện.
Nếu đường ngập trong nước biển, sẽ tồn tại điện trên mặt đường với hiệu điện thế 1V. Bạn có thể đi chân không lên đó".
"Nếu chúng ta có thể điện hóa 20.000km đường cao tốc ở Thụy Điển, tôi tin sẽ đủ. Khoảng cách giữa 2 cao tốc thường không xa hơn 45km, xe điện có thể di chuyển trên đoạn đường đó mà không cần sạc", ông thêm.
1km đường ray hiện tốn 1 triệu Euro, rẻ hơn 50 lần so với chi phí xây dựng hệ thống tàu điện đô thị.
Đại diện chính quyền cấp bộ có mặt tại lễ khánh thành tuyến đường này cho biết đang thảo luận với Berlin (Đức) về khả năng kết nối trong tương lai.
Lắp đường ray điện trên đoạn đường từ sân bay Stockholm Arlanda đến khu hậu cần - (Ảnh: eRoadArlanda).
Cận cảnh đường ray điện - (Ảnh: inhabitat.com)

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
