Con đường sâu bằng tòa nhà 75 tầng được mệnh danh "đường tới địa ngục"

Khi đặt chân đến vườn quốc gia Carlsbad Caverns ở phía Nam bang New Mexico của Mỹ, du khách sẽ được tham quan hơn 100 hang động ấn tượng được hình thành từ thời cổ đại.

Trong số này, lối dẫn vào hang chính là một con đường dốc, quanh co. Nếu đi xuống dưới, không gian toàn là bóng tối, ánh sáng như bị nuốt chửng, cho nên con đường này còn được mệnh danh là "đường đến địa ngục".


Con đường quanh co, sâu hun hút, càng đi sâu xuống ánh sáng như bị "nuốt chửng".

Toàn bộ con đường khúc khủyu dài hơn 2km, độ sâu từ trên xuống dưới tương đương với một tòa nhà 75 tầng. Quá trình đi bộ mất khoảng 1 tiếng, không phù hợp cho những du khách mắc bệnh hô hấp hay bệnh tim.

Vào khoảng 19h45 mỗi tối, những con dơi trú ngụ bên trong sẽ bay ra khỏi hang để đi săn mồi. Vào mùa hè có khoảng 200.000 - 500.000 con dơi trú ngụ trong hang, thậm chí số lượng có thể lên đến 1 triệu con dơi vào mùa di cư.


Tuy nhiên cảnh quan trong hang vô cùng ấn tượng được hình thành từ hàng triệu năm nay.

Khoảng vào thế kỷ 16, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mạo hiểm khám phá bên trong vườn quốc gia Carlsbad Caverns ngày nay.

Năm 1915, nhiếp ảnh gia Ray V. Davis chụp ảnh bên trong hang động. Sau khi New York Times đăng tải một số bức ảnh này lên báo đã thu hút sự chú ý của công chúng. Nhờ điều này mà các hang động được khảo sát, lập bản đồ.

Tháng 10/1923, Tổng thống Calvin Coolidge khi đó đã ký đạo luật thành lập Di tích Quốc gia Hang động Carlsbad.

Năm 1925, một cầu thang dẫn từ trên mặt đất xuống đến hang có dơi trú ngụ ngày nay đã được đưa vào sử dụng, đánh dấu sự khởi đầu của "con đường đến địa ngục".


Con đường này có độ sâu tương đương một tòa nhà cao 75 tầng.

Trong khi vườn quốc gia có 119 hang động khác nhau, chỉ có 3 hang động mở cửa cho công chúng tham quan.

Các hang được hình thành từ cách đây 4-6 triệu năm nhờ nước giàu hydro-sulfua trộn lẫn với nước mưa và oxy tạo thành axit sulfuric hòa tan đá vôi rồi hình thành hang động.

Bên trong vườn quốc gia này có 67 loài động vật có vú trú ngụ, có những loài hiếm khi thấy như: gấu đen, thằn lằn, cá sấu…

Bên cạnh đó có những loài động vật bản địa của vườn quốc gia như: báo sư tử, chim chích chòe…

Sự đa dạng sinh học của địa điểm này còn thể hiện ở việc trú ngụ của 357 loài chim, 55 loài bò sát và lưỡng cư khác nhau, 5 loài cá và khoảng hơn 600 loài côn trùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Thiên nhiên là gì? Phân loại và vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên là gì? Phân loại và vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên là một danh từ quen thuộc được chúng ta sử dụng nhiều trong các hoạt động học tập và lao động hằng ngày.

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News