Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Thuở hồng hoang, khi con người bắt đầu đứng thẳng, “Cái nôi của nhân loại” ở châu Phi có khí hậu hoàn hảo, khiến tổ tiên của chúng ta không cần phải mặc đồ để giữ ấm cho cơ thể, cùng lúc cũng chẳng cần lớp lông dày như nhiều loài động vật khác. Nhưng để chinh phục những vùng đất mới, từ châu Âu đến châu Á, cũng đã có lúc tổ tiên chúng ta phải lấy những tấm da lột từ những con mồi họ săn được, đắp lên người để giữ ấm cơ thể.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước. Một vài bằng chứng khác thì được tìm thấy ở Schöningen, Đức, liên quan tới lời người Homo heidelbergensis. Ở Đức, những bằng chứng khảo cổ cho thấy ít nhất là từ 400 nghìn năm trước, loài người đứng thẳng đã biết cách xử lý những tấm da để biến chúng thành đồ mặc lên người.

Đến kỷ nguyên người Neanderthals, niên đại cách đây khoảng 400.000 năm trước, cho tới khoảng 40.000 năm trước, các nhà khảo cổ phát hiện ra kết cấu cơ trên cẳng tay và bắp tay của người Neanderthal cho thấy họ thường xuyên phải thực hiện những động tác như khoác tấm da lên người. Bất chấp việc có cơ thể thích nghi tốt hơn với cái lạnh so với người hiện đại (Homo sapiens), một nghiên cứu vào năm 2012 chứng minh rằng người Neanderthals đã phải che chắn tới 80 phần trăm diện tích cơ thể để sống sót qua những mùa đông khắc nghiệt.

Giờ này chúng ta đến mùa đông phải mặc đồ che 90 phần trăm diện tích cơ thể, thậm chí mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm. Và bản thân việc loài người dùng quần áo cũng được suy luận từ việc, một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy rận bám trên quần áo đã đột biến từ loài chấy sống trên tóc người từ khoảng 170.000 năm về trước. Con số này, nếu suy luận ra, cũng đồng nghĩa với thời điểm đầu tiên con người mặc quần áo từ những chất liệu khác nhau, chứ không chỉ là những tấm da mặc trên người để giữ ấm cơ thể.

Cụ thể hơn, theo Wikipedia, Ralf Kittler, Manfred Kayser và Mark Stoneking, các nhà nhân chủng học tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck, đã tiến hành phân tích gen của chấy trên cơ thể người cho thấy quần áo có nguồn gốc từ khoảng 170.000 năm trước. Rận trên cơ thể là một dấu hiệu của việc mặc quần áo, vì hầu hết con người có lông trên cơ thể thưa thớt, và do đó chấy cần quần áo của con người để tồn tại. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng việc phát minh ra quần áo có thể trùng hợp với cuộc di cư lên phía bắc của người Homo sapiens hiện đại khỏi vùng khí hậu ấm áp của châu Phi, được cho là bắt đầu từ 50.000 đến 100.000 năm trước. Tuy nhiên, nhóm nhà nghiên cứu thứ hai sử dụng các phương pháp di truyền tương tự ước tính rằng quần áo có nguồn gốc cách đây khoảng 540.000 năm.

Theo các nhà khảo cổ học và nhân chủng học, trang phục sớm nhất có thể bao gồm lông thú, da, lá cây hoặc cỏ được phủ lên, quấn hoặc buộc quanh người. Kiến thức về quần áo như vậy vẫn còn suy luận, vì chất liệu quần áo nhanh chóng xuống cấp so với đồ tạo tác bằng đá, xương, vỏ và kim loại. Các nhà khảo cổ học đã xác định được những chiếc kim khâu bằng xương và ngà voi rất sớm từ khoảng 30.000 năm trước Công nguyên, được tìm thấy gần Kostenki, Nga vào năm 1988. Sợi lanh nhuộm có thể được sử dụng trong quần áo đã được tìm thấy trong một hang động thời tiền sử ở Cộng hòa Georgia có niên đại từ 34.000 năm trước Công nguyên.

Một vài bằng chứng khảo cổ khác thì cho thấy, từ khoảng 40 nghìn năm về trước, con người đã biết dùng kim khâu tạo ra từ xương và đá để ghép các miếng da lại cho vừa vặn với người, giúp việc giữ ấm cơ thể hiệu quả hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện kho tài sản 3 loài người khác để lại thế giới

Phát hiện kho tài sản 3 loài người khác để lại thế giới

Các nhà khảo cổ đã khai quật được hàng loạt vật dụng có thể là cổ xưa nhất nhân loại ở địa danh nổi tiếng Oldupai - hẻm núi của những loài người khác.

Đăng ngày: 12/01/2021
Kỹ thuật làm mềm ngà voi bí ẩn cách đây 12.000 năm

Kỹ thuật làm mềm ngà voi bí ẩn cách đây 12.000 năm

Các nhà khoa học chưa rõ người thời Đồ Đá sử dụng phương pháp nào để khiến ngà voi trở nên mềm như đất nặn.

Đăng ngày: 12/01/2021
Căn bệnh dịch hạch bí ẩn đã tiêu diệt một nền văn minh cổ đại

Căn bệnh dịch hạch bí ẩn đã tiêu diệt một nền văn minh cổ đại

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết những người Siberia sống cách đây hàng nghìn năm đã bị ảnh hưởng bởi căn bệnh dịch hạch bí ẩn, sau đó đã làm thay đổi cấu trúc gene của loài người ở Đông Bắc Á.

Đăng ngày: 12/01/2021
Các nhà khoa học xác định niên đại của một vật thể như thế nào?

Các nhà khoa học xác định niên đại của một vật thể như thế nào?

Khả năng xác định chính xác niên đại hoặc tuổi của một vật thể có thể cho chúng ta biết các mô hình khí hậu trong quá khứ và cho chúng ta biết con người ban đầu sống như thế nào.

Đăng ngày: 12/01/2021
Người Ai Cập cổ đại đối phó với những kẻ hiếp dâm như thế nào?

Người Ai Cập cổ đại đối phó với những kẻ hiếp dâm như thế nào?

Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại các pharaoh đã đưa ra những hình phạt cho tội cưỡng hiếp người phụ nữ là tử hình hoặc nhẹ hơn, tùy thuộc vào mức độ tổn hại gây ra.

Đăng ngày: 11/01/2021
Săn lùng hóa thạch động vật dưới dòng sông đóng băng

Săn lùng hóa thạch động vật dưới dòng sông đóng băng

Sông Tobol được mô tả là một mỏ hóa thạch độc nhất vô nhị dưới nước với rất nhiều răng và xương của động vật tiền sử.

Đăng ngày: 11/01/2021
Phát hiện hổ phách chứa xác

Phát hiện hổ phách chứa xác "kiến địa ngục" thời tiền sử cực hiếm

Một loài côn trùng đã tuyệt chủng từ lâu được đặt tên " kiến địa ngục" mới đây được phát hiện đóng băng trong hổ phách 99 triệu năm tuổi với chiếc hàm giống như lưỡi hái vẫn đang ghim chặt con mồi.

Đăng ngày: 11/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News