Con người đã biết đeo vòng cổ vỏ sò từ 120.000 năm trước
Vòng vỏ sò có thể giúp người đeo thể hiện danh tính, địa vị xã hội hoặc phản ánh một niềm tin cổ xưa.
Các nhà khoa học phát hiện vỏ sò bên dưới những ngôi mộ của người tiền sử trong hang Qafzeh tại Israel, gần biển Địa Trung Hải. Thí nghiệm và phân tích cho thấy, đây là một trong những trang sức cổ xưa nhất con người từng chế tạo, theo Daniella Bar-Yosef Mayer, quản lý bộ phận cổ sinh vật và khảo cổ động vật thân mềm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt thuộc Đại học Tel Aviv. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí PLOS ONE hôm 8/7.
Những mảnh vỏ sò cổ xưa trong hang Qafzeh. (Ảnh: CNN).
Đầu tiên, nhóm chuyên gia thu thập vỏ sò cùng loại với những mảnh vỏ trong hang Qafzeh để tiến hành thí nghiệm. Họ mô phỏng lỗ thủng và tạo vết mòn trên mẫu vật bằng các vật liệu khác nhau như cát và da. Sau đó, họ dùng sợi lanh treo chúng lại với nhau để theo dõi.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy vết mòn trên vỏ sò thí nghiệm khớp với vết tích trên những mảnh vỏ gốc trong hang Qafzeh. Những mảnh vỏ cổ xưa không chỉ có dấu vết treo trên dây mà còn có vết trầy xước do cọ xát với mảnh vỏ khác, nghĩa là chúng được treo sát nhau.
Bar-Yosef Mayer cũng phát hiện hoàng thổ trên 4 trong 5 mảnh vỏ sò cổ xưa mà nhóm nghiên cứu đem phân tích. "Hoàng thổ là chất để tạo màu cho nhiều vật liệu và thường được người tiền sử dùng để vẽ lên cơ thể, xử lý da động vật và các mục đích khác. Có thể việc tô màu cho vỏ sò mang ý nghĩa biểu tượng", bà nói.
Với người đeo, bản thân vỏ sò cũng có thể mang ý nghĩa lớn hơn là chỉ để trang trí. "Chúng có khả năng thể hiện danh tính, địa vị xã hội hoặc phản ánh một niềm tin nào đó", Bar-Yosef Mayer nói.
Ngoài hang Qafzeh, nhóm nghiên cứu còn thu thập vỏ sò tại hang Misliya Cave nằm gần biển Địa Trung Hải hơn. Chúng có niên đại 160.000 năm và không bị đục lỗ, không có dấu vết xử lý của con người. Điều này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thời điểm vòng vỏ sò ra đời, từ đó hiểu thêm về quá trình con người tiến hóa.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
