Con người đã nhầm khi cho rằng virus là loài sinh vật bé nhỏ

Từ trước tới nay, các nhà khoa học vẫn cho rằng virus là loài vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn. Nhưng kể từ 15 năm nay, việc khám phá ra một số loài virus lớn đã cuốn trôi “giáo điều” này.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được một số loài virus khổng lồ trong khu rừng Harvard, một khu rừng rộng tới 1.200 ha thuộc quyền sở hữu của Đại học Harvard nhằm mục đích phục vụ cho các công trình nghiên cứu thuộc loại này.

Con người đã nhầm khi cho rằng virus là loài sinh vật bé nhỏ
Nhà sinh học Frederik Schulz (người áo đỏ) đang trích lấy mẫu trong rừng Harvard.

Mục đích ban đầu của nhóm các nhà khoa học từ Đại học Massachusetts và Viện Gen California này, thực sự là muốn nghiên cứu phương cách mà vi khuẩn hoạt động để thích nghi với sự biến đổi khí hậu, nhưng điều bất ngờ là họ lại khám phá ra một loạt virus khổng lồ.

Trong lúc thực hiện phân tích hệ siêu gene của các mẫu, trong số 2.000 hạt đã được giải trình tự, thì các virus có kích thước lớn như vi khuẩn xuất hiện mà con số cụ thể là 16 loại, có kích cỡ tới hơn 0,2 micron.

Điểm đặc biệt thứ nhất, đây là lần đầu tiên khoa học khám phá ra virus khổng lồ trong đất, vì trước nay người ta chỉ tìm thấy chúng ở trong môi trường nước. Một con virus trong số này đã được đặt tên là HyperionVirus có nghĩa là “virus siêu lớn”, nhằm “vinh danh” cây sequoia cao nhất thế giới (115m). Bộ gene của con HyperionVirus này là một trong những bộ gen quan trọng nhất từng được xác định.

Và điểm đặc biệt thứ nhì, mỗi loại virus được phát hiện này đều có cấu trúc khác nhau.

Theo một trong số các nhà sinh học trong nhóm nghiên cứu, Frederik Schulz, số lượng virus được phát hiện có thể sẽ còn nhiều hơn, thậm chí gấp ba, bốn lần hơn nếu đào xới nhiều nơi, vì trong cuộc nghiên cứu này họ chỉ mới đào tìm có một địa điểm. Và ông kết luận, đất ở đây là cả một mỏ virus khổng lồ.

Con người đã nhầm khi cho rằng virus là loài sinh vật bé nhỏ
Một bảng thông báo trong rừng Harvard cho biết về tình trạng nóng lên toàn cầu và tác động của nó đối với sự đa dạng vi sinh vật trong đất. (ảnh Jeff Blanchard).

Mỗi loài virus khám phá ra, theo quy định của khoa học, đều được đặt tên. Và thú vị là mỗi cái tên đều có ý nghĩa từ nguồn gốc phát hiện. Như loài Dasovirus, thì tiếp đầu ngữ “daso” trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “khu rừng”. Hoặc như loài Solumvirus, thì “solum” trong tiếng Latin có nghĩa là đất. Một loài khác được đặt tên là Harvestovirus, do được “thu hoạch” trong lãnh địa của Harvard…

Một nhà sinh học khác trong nhóm nghiên cứu, Tanja Woyke, phát biểu trên tạp chí Nature: “Tiến vào chiều sâu chuỗi trình tự của các virus khổng lồ trong đất này là cuộc cách mạng hóa cho sự hiểu biết của chúng ta về các hệ sinh thái trên mặt đất vô cùng quan trọng với rất nhiều điều thú vị từ lũ vi sinh vật. Hiện các dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng rất nhiều mảnh ghép vẫn còn đang thiếu”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngôi làng có tới 300 người sống 100 tuổi nhờ ăn lá gia vị này!

Ngôi làng có tới 300 người sống 100 tuổi nhờ ăn lá gia vị này!

Câu chuyện về ngôi làng có tới 300 người sống thọ trăm tuổi cuối cùng đã khiến các nhà khoa học vào cuộc. Nghiên cứu cho thấy rau gia vị này chính là "dược thiện" giúp sống thọ.

Đăng ngày: 15/12/2018
Trong năm qua, hàng nghìn con bướm đã bốc hơi mà các nhà khoa học chưa biết tại sao

Trong năm qua, hàng nghìn con bướm đã bốc hơi mà các nhà khoa học chưa biết tại sao

Cuộc đếm bướm nhằm giúp các nhà khoa học của nhóm tình nguyện viên thuộc WMTC (Western Monarch Thanksgiving Count) đã diễn ra. Chỉ có điều, lũ bướm đã không xuất hiện.

Đăng ngày: 14/12/2018
Loài kiến có bộ hàm

Loài kiến có bộ hàm "quái vật", đóng mở nhanh gấp 5.000 lần một cái chớp mắt

Loài kiến ​​Dracula có thể đóng hàm với tốc độ 320km/h, nhanh gấp 5.000 lần so với một cái chớp mắt.

Đăng ngày: 13/12/2018
Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?

Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?

Dù muỗi hút máu và truyền một số loại bệnh từ người này sang người khác nhưng đáng chú ý là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng muỗi không truyền HIV, vì nhiều lý do.

Đăng ngày: 13/12/2018
Trồng chuối không cần... đất

Trồng chuối không cần... đất

Nhóm nghiên cứu Đại học Wageningen, Hà Lan tuần này sẽ thu hoạch vụ chuối đầu tiên được trồng không cần đất.

Đăng ngày: 12/12/2018
Nọc độc ong bắp cày có thể giúp con người chống lại siêu vi khuẩn

Nọc độc ong bắp cày có thể giúp con người chống lại siêu vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu của MIT vừa phát hiện ra khả năng kháng khuẩn trong nọc độc của ong bắp cày Polybia paulista - một loài ong bắp cày nguy hiểm ở đông nam Brazil.

Đăng ngày: 11/12/2018
Vi khuẩn liên quan đến “cái chết đen” được tìm thấy trong mộ 5.000 năm tuổi

Vi khuẩn liên quan đến “cái chết đen” được tìm thấy trong mộ 5.000 năm tuổi

Phát hiện mới nhất cho thấy mầm bệnh dịch hạch khủng khiếp có thể đã tàn phá các khu định cư trên khắp châu Âu từ cuối thời kỳ đồ đá.

Đăng ngày: 11/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News