Con người đang nhuộm đen dần Trái đất

Màu đen hắc ám của carbon đen để lại trên cát trắng ở Quảng Bình là lời cảnh báo đối với con người về hậu quả của biến đổi khí hậu.

Theo công bố vài năm trước của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA nồng độ carbon đen trong bầu khí quyển trái đất đang tăng lên. Đồng thời carbon đen cũng xuất hiện ở 2 đầu cực của Trái đất và trên các ngọn núi cao phủ băng tuyết.

Tưởng như carbon đen chỉ ở những nơi xa lắc đó mà chỉ các nhà khoa học, nhà thám hiểm mới biết đến. Nhưng không, carbon đen lại có mặt ở khắp nơi trên trái đất, nơi để lại dấu ấn rõ nét nhất có lẽ chính là trên các đồi cát trắng ở miền Trung Việt Nam.


Carbon đen trong những vũng nước được gió đẩy lên bờ cát.

 

Ở những vũng nước cạn còn sót lại sau mùa mưa trên vùng cát trắng - đây chính là những cái bẫy lưu giữ carbon đen. Sau khi bị đốt cháy từ nhiên liệu hóa thạch (dầu lửa, khí đốt, than đá) và từ mọi việc nấu nướng bằng lửa khác, carbon đen bay lên bầu khí quyển và theo gió đi khắp nơi. Rồi sau đó cũng trở lại Trái đất theo mây mù và mưa xuống mặt đất, mặt nước.

Bồng bềnh trên mặt nước carbon đen.

Carbon đen rơi xuống làn nước trong của các vũng nước trên cát trắng được gió lùa gom dần lại đẩy lên mặt bờ cát. Trên nền cát trắng tinh nổi lên muôn vệt đen hay đám đen bồ hóng gây ra một sự tương phản đen trắng chói mắt. Tùy theo những vũng nước rộng hay hẹp mà nó để lại vệt carbon đen ít hay nhiều. Nơi nhiều có thể bốc nắm trong tay, nơi ít thì để lại những vết đen như được vẽ trên cát trắng.

 

Màu đen hắc ám của carbon đen để lại trên cát trắng là lời cảnh báo đối với con người. Nó phản ánh mức sử dụng ngày càng nhiều nguồn nhiên liệu không thân thiện làm ô nhiễm môi trường sống và gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.


"Bộ xương khủng long" bằng carbon đen.

Nhiều hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu luôn đặt ra mục tiêu cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Thế nhưng nhiều quốc gia trên thế giới chỉ đưa ra lời hứa hẹn không mang tính ràng buộc. Để rồi ngày ngày việc sử dụng không hạn chế nguồn nhiên liệu hóa thạch vẫn diễn ra trên Trái đất. Hậu quả của nó là những gì đã và đang in dấu trên vùng cát trắng, con người đang tự hủy hoại mình đang nhuốm dần Trái đất chuyển thành màu đen.


"Mái tóc dài" từ carbon đen.


Carbon đen bám một lớp dày trên cát trắng


Đóng váng

 


Cát trắng đang bị nhuốm bởi một màu đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News