Con người không phải là yếu tố duy nhất gây biến đổi khí hậu
Theo nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, con người không phải là yếu tố duy nhất gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, mà chính hoạt động tự nhiên của Mặt Trời cũng gây ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu.
Nhóm nghiên cứu đã tái lập và ghi lại những hoạt động của Mặt Trời bắt đầu từ cuối kỷ băng hà, khoảng 20.000 đến 10.000 năm về trước. Nghiên cứu cho thấy sự biến động của những hoạt động này đã làm ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất, bất kể khí hậu khắc nghiệt như kỷ băng hà, hay ôn hòa như ngày nay.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không cho rằng những hoạt động này là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu - hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng con người mới là yếu tố đã và đang đẩy nhanh quá trình này.
Mặt Trời gây nên biến đổi khí hậu. (Nguồn: NASA)
Các nhà nghiên cứu đến từ đại học Lund, Thụy Điển đã đi đến kết luận này sau khi phân tích các nguyên tố vi lượng trong các lõi băng ở Greenland và những kiến tạo hang động ở Trung Quốc.
Nghiên cứu của nhóm cho thấy khí hậu khu vực bị ảnh hưởng bởi Mặt Trời và đưa ra cơ hội để có thể dự đoán chính xác hơn các điều kiện khí hậu trong tương lai tại một số vùng nhất định.
Tiến sỹ Raimund Muscheler, giảng viên Địa chất Kỷ Đệ tứ tại đại học Lund, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết hoạt động của Mặt Trời trong thời kỳ hiện đại đã khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên khoảng 0,1 độ trong chu kỳ Mặt Trời kéo dài 11 năm.
"Tuy nhiên sẽ có nhiều tranh luận xoay quanh việc xác định sự đóng góp của các hoạt động Mặt Trời trong vòng 100 năm qua, bởi những hoạt động này đã tăng nhẹ. Chưa thể chắc chắn về xu hướng dài hạn, nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng số liệu sẽ không lớn hơn 0,1 độ là bao", tiến sỹ Muscheler cho biết.
Tiến sỹ cũng cảnh báo rằng Mặt Trời không phải là yếu tố duy nhất gây nên biến đổi khí hậu. "Có người cho rằng Mặt Trời đang khiến Trái Đất nóng lên nhiều hơn chúng ta tưởng, nhưng tôi không nghĩ vậy. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng chúng ta cần phải tính đến tất cả các quá trình - khí thải nhà kính, Mặt Trời, và hơn thế nữa, đặc biệt là đối với khí hậu khu vực".
Trong giai đoạn băng hà tối đa cuối cùng, Thụy Điển đã bị bao phủ bởi một lớp băng dày trải dài tới tận phía bắc nước Đức, và mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 100m, bởi nước đã bị đóng băng trong các chỏm băng lớn.
"Nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ bất ngờ giữa hoạt động Mặt Trời và biến đổi khí hậu", tiến sỹ Muscheler phát biểu trong một cuộc họp báo. "Nó cho thấy rằng những thay đổi trong hoạt động của Mặt Trời là không mới, và những hoạt động này đang ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất, đặc biệt là ở cấp độ vùng miền. Việc tìm hiểu thêm về những quá trình này sẽ giúp chúng ta dự đoán chính xác hơn khí hậu của những vùng miền cụ thể".
Ảnh hưởng của Mặt Trời tới biến đổi khí hậu hiện đang là một vấn đề gây tranh cãi. Vẫn còn nhiều điều bí ẩn trong quá trình Mặt Trời gây ảnh hưởng đến khí hậu, nhưng theo nghiên cứu mới, năng lượng Mặt Trời trực tiếp không phải là yếu tố quan trọng nhất, mà thay vào đó những tác động tới hoàn lưu khí quyển do Mặt Trời gây ra lại chủ yếu là gián tiếp.
"Hoạt động giảm của Mặt Trời có thể dẫn đến những mùa đông lạnh lẽo hơn tại khu vực Bắc Âu", tiến sỹ Muscheler cho biết. "Bởi phát xạ tia UV của Mặt Trời sẽ tác động trực tiếp tới hoàn lưu khí quyển. Nhưng thật thú vị, chính quá trình này cũng đang mang tới những mùa đông ấm áp hơn ở Greenland, với tuyết rơi dày hơn và nhiều bão hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng cần phải tính tới các quá trình hoạt động của Mặt Trời trong các mô hình khí hậu nhằm dự đoán chính xác hơn những thay đổi khí hậu từng vùng nói riêng và toàn cầu nói chung".

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
