Con người sắp có khả năng "hô phong, hoán vũ"?

Con người đang tiến gần hơn tới khả năng "hô phong, hoán vũ" , sau khi các nhà khoa học Thụy Sỹ đã tìm được cách kiểm soát bầu trời đầy mây.

Các nhà khoa học dự kiến sẽ nhóm họp vào tháng tới để thảo luận về khả năng bắn các xung ánh sáng lên trời để điều khiển thời tiết.

Với hàng loạt thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ đã thành công trong việc sử dụng công nghệ laser để thúc đẩy việc hình thành mây. Về lý thuyết, công nghệ mới này có thể được dùng để kích hoạt mưa ở những nơi xa hơn ngoài biển hoặc trên các vùng đất không có người ở và "cách ly" mưa khỏi một sự kiện lớn khi cần.


Các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ đã thành công trong việc sử dụng công nghệ laser để thúc đẩy việc hình thành mây. (Ảnh minh họa: Word Press)

Kỹ thuật trên cũng từng được sử dụng để kiểm soát sét, với mục tiêu dài hạn là chuyển hướng chúng khỏi các khu vực có nhà cửa san sát.

Thời gian gần đây, con người đã không ngừng thử điều khiển thời tiết. Trường hợp nổi tiếng nhất diễn ra trong Thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008, khi các nhà khoa học dường như đã bắn hóa chất lên trời nhằm xua tan mây che phủ lễ khai mạc.

Mỹ là nước tiên phong trong công nghệ có tên "gieo giống" mây từ những năm 1940. Công nghệ này bao gồm việc kích thích mưa bằng cách bắn bạc iođua hay băng khô vào một đám mây, tái tạo muối tự nhiên, bụi và các hạt nhỏ khác trong bầu khí quyển, giúp hình thành các giọt nước.

Các thử nghiệm với công nghệ "gieo giống" mây đã cho kết quả lẫn lộn. Tuy nhiên, tại một hội nghị của Tổ chức khí tượng thế giới có tên "Laser, thời tiết và khí hậu", một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Geneva (Thụy Sỹ) sẽ báo cáo về các thử nghiệm, trong đó họ đã dùng laser để khiến nước ngưng tụ hoặc băng hình thành - quá trình thiết yếu chi việc thúc đẩy mưa.

Trong báo cáo nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm tác giả viết, kết quả của các thử nghiệm "mở ra triển vọng dùng laser để biến đổi các đám mây ti tự nhiên hoặc gieo giống nhân tạo các đám mây ti (dạng đám mây mỏng được hình thành khi hơi nước đóng băng thành các tinh thể nước đá tại các cao độ trên 8.000m - PV)".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News