Con người sẽ khai thác những tài nguyên tuyệt vời ẩn giấu trên Mặt Trăng?

Từ rất lâu, đã có nhiều thắc mắc liệu Mặt Trăng có thể giải quyết các vấn đề năng lượng của chúng ta hoặc phục vụ như một trạm không gian cho việc du lịch liên hành tinh?

Trong những năm gần đây, thực sự là nguồn tài nguyên còn đang ẩn giấu của mặt trăng cùng các tiểu hành tinh đã gây nên sự quan tâm của các công ty tư nhân tại Mỹ và Luxembourg. Năm 2015, Đạo luật Obama Space Act (Đạo luật Vũ trụ Obama) đã được người dân Mỹ đồng thuận giao cho các công ty tư nhân khai thác các tài nguyên vũ trụ. Rồi hai năm sau, đến lượt Luxembourg tiếp bước.


Ảnh hồng ngoại của tàu thăm dò LRO (Mỹ) cho thấy bên dưới lớp đất mặt của cực nam Mặt Trăng có vô vàn là nước dưới dạng băng (các khu vực xanh đậm).

Nhưng những tài nguyên tuyệt vời vẫn còn đang ẩn giấu này là gì? Các cuộc nghiên cứu cho thấy, đầu tiên là helium 3 (3He), một nguyên tố cực kỳ hiếm trên Trái đất nhưng lại tồn đọng rất nhiều trên bề mặt của đất mặt trăng do bởi gió mặt trời.

Chất đồng vị này chính là loại nhiên liệu lý tưởng cho phản ứng tổng hợp hạt nhân, tức quá trình lắp ráp hai hạt nhân nguyên tử nhẹ (năng lượng hạt nhân hiện có được nhờ sự phân hạch của hạt nhân nặng, uranium hoặc plutonium), cho phép tạo ra nguồn năng lượng đáng kể mà không có chất thải phóng xạ. Helium 3 có thể được trích xuất bằng cách làm nóng nền chứa.

Và nếu làm chủ được phản ứng tổng hợp hạt nhân, helium-3 sẽ giải quyết hết cho chúng ta các vấn đề về năng lượng. Nhưng chỉ tiếc là tuy các cuộc nghiên cứu đã được thực hiện từ những năm 1950, nhưng chẳng có cơ quan nào quan tâm để công nghiệp hóa quy trình.

Một nguồn tài nguyên đáng kể và vô cùng quan trọng khác là nước. Bên cạnh việc là chất liệu cho sự sống, nước còn được coi là một nguồn tài nguyên chiến lược, đặc biệt cho việc thiết lập một căn cứ. Tàu thăm dò LRO của Mỹ (Lunar Reconnaissance Orbiter), được phóng lên từ năm 2009, đã phát hiện trên mặt trăng có một lượng lớn nước dưới dạng băng, đặc biệt là ở cực nam.


Phần tối của Mặt Trăng, nơi lý tưởng để thu nhận tín hiệu sóng tần số thấp nhằm giúp tìm hiểu thêm về vũ trụ sau Big Bang cũng như tín hiệu của các nền văn minh khác ngoài Trái Đất.

Tại những khu vực thường chìm trong bóng tối, ở -120°C, những tảng nước đá đã tồn tại hàng tỷ năm. Và như vậy là chúng ta đã có sẵn hàng ngàn tấn nước, vốn rất cần thiết cho hoạt động của một căn cứ mặt trăng, và còn hơn thế nữa là cung cấp cho các trạm vũ trụ.

ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) cho biết, nếu vận chuyển nước từ Mặt Trăng đến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS thì sẽ giảm được chi phí hơn 40 lần so với vận chuyển từ Trái Đất. Khi được hỏi, chuyên gia Bernard Faging của ESA cũng cho biết thêm, giá thành của một lít nước khi gởi được lên trạm có giá khoảng 10.000 euro!

Điều này cũng cho thấy rằng, nếu loài người thành lập được một thuộc địa trên Mặt Trăng thì sẽ phải sống bằng tài nguyên địa phương. Việc điện phân nước sẽ tạo ra hydro, oxy lỏng và hydro peroxide, là các nhiên liệu được sử dụng cho tàu vũ trụ.

Mặt Trăng cũng sẽ trở thành một trạm dịch vụ cho các hoạt động bảo trì và làm sạch trên quỹ đạo trái đất, hoặc cho các chuyến bay liên hành tinh đến sao Hỏa và xa hơn nữa. Việc thành lập một căn cứ mặt trăng bền vững cũng sẽ dựa vào việc khai thác regolith mặt trăng, tức lớp bụi bề mặt bao phủ tất cả các đồng bằng và biển, là nguyên liệu thô cho máy in 3D để sản xuất các yếu tố xây dựng của cơ sở.


Con người sẽ thiết lập căn cứ trên Mặt Trăng?

Nhưng cũng còn một "tài nguyên" khá thú vị khác, là phần tối của mặt trăng. Được bảo vệ khỏi các ô nhiễm điện từ gây ra bởi Trái Đất, lại không có khí quyển gây ngăn chặn các loại sóng có bước sóng dài, nên đây là nơi lý tưởng để thu các sóng vô tuyến tần số thấp.

"Đây là cách duy nhất để phát hiện một số dấu vết yếu ớt do Big Bang để lại trong vũ trụ, chúng ta sẽ thiết lập hệ thống kính viễn vọng vô tuyến ở phía khuất của mặt trăng. Chúng ta cần những tín hiệu này để biết làm thế nào mà vũ trụ phình lên nhanh chóng đến một phần tỷ của một phần tỷ của một phần tỷ của một giây sau Big Bang. Một công cụ như vậy cũng sẽ giúp phát hiện các phát sóng có thể có của các nền văn minh ngoài Trái đất", nhà vũ trụ học người Anh Joseph Silk cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News