Côn trùng cũng "yêu" đồng tính

Đời sống tình dục của côn trùng lâu nay vẫn được đánh giá là tương đối đơn giản với các vũ điệu đầy khêu gợi, bụng đan móc vào nhau và một cuộc "yêu" chớp nhoáng trên nền đất rừng. Tuy nhiên, một cuộc khảo cứu mới đối với các "quan hệ" đồng tính ở côn trùng cho thấy, những hoạt động như vậy không chỉ có ý nghĩa về mặt giao phối.

>>> Những đặc trưng “rất” con người ở động vật có thể bạn chưa biết

Để có cái nhìn tổng quan về các lý giải mang tính tiến hóa của việc giao phối đồng tính trong thế giới sinh vật không xương sống, một nhóm chuyên gia sinh vật học thuộc Đại học Tel Aviv (Israel) và Viện Công nghệ liên bang Thụy Sỹ (Zurich, Thụy Sỹ) đã xem xét gần 100 nghiên cứu hiện có về chủ đề. Kết quả của cuộc khảo cứu toàn diện đầu tiên dạng này vừa được công bố trên tạp chí Behavioral Ecology and Sociobiology.

Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các tương tác giữa những con đực với nhau nhằm đơn giản hóa phân tích và phát hiện, hầu hết các cuộc "yêu" đồng tính xảy ra một cách ngẫu nhiên. Mặc dù các động vật lớn hơn đã phát triển những động cơ quan hệ tình dục đồng giới phức tạp hơn, chẳng hạn như duy trì đồng minh (ở một số loài động vật linh trưởng và chim mòng biển), côn trùng dường như vô tình bị lôi kéo vào hoạt động giao phối đồng tính khi hấp tấp giành giật quyền "được yêu".

"Chúng phải chớp lấy mọi cơ hội giao phối có thể, vì nếu chậm trễ, chúng có thể mất cơ hội được "yêu"", chuyên gia sinh thái học tiến hóa Inon Scharf, một thành viên nhóm nghiên cứu lý giải.

Côn trùng cũng yêu đồng tính
Ở côn trùng, các con đực thường "yêu" đồng tính một cách ngẫu nhiên và thường chỉ phát hiện ra sự "nhầm lẫn" sau khi "hành sự". (Ảnh: Shutterstock)

Theo ông Scharf, trong một số trường hợp, các con đực còn mang theo mùi hương của các con cái mà chúng vừa "ân ái", tạo ra tín hiệu gây nhầm lẫn cho những con đực đang săn tìm bạn tình khác. Trong một số trường hợp, các con đực và con cái có vẻ ngoài trông giống nhau tới mức, con đực không thể phân biệt được bạn tình tiềm năng có phải là giống cái hay không cho tới khi nó sáp lại gần "nàng" và chuẩn bị "hành sự".

Thỉnh thoảng, sự lầm lẫn đến cực điểm đã khiến các côn trùng làm "chuyện ấy" với cả những vật vô tri vô giác, như quan sát được ở những con gián cố gắng giao phối với chai thủy tinh. Trong trường hợp này, theo ông Scharf, chai thủy tinh "trông như một con cái khổng lồ đối với chúng".

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại khám phá bằng chứng về những động cơ có chủ đích và nham hiểm hơn phía sau hoạt động giao phối đồng tính ở côn trùng. Ví dụ như, các con bướm, sâu bướm và ong bắp cày đực sử dụng hành vi "yêu" đồng giới để làm sao lãng các tình địch khỏi những bạn tình giống cái tiềm năng. Một số loài bọ cánh cứng thậm chí còn được phát hiện sử dụng việc giao phối đồng tính như một cách để phóng tinh trùng của mình vào cơ thể của con đực khác, phòng trường hợp "tinh binh" của nó có thể được thụ tinh nếu "vật chủ" có cuộc "yêu" tiếp theo với một con cái, mặc dù cơ chế này tỏ ra không nhiều hiệu qủa.

Do cơ thể côn trùng đực không được thiết kế để chấp nhận cơ quan sinh dục của một con đực khác, nên việc giao phối bất thường có thể gây tổn hại cho cơ thể. Dẫu vậy, đây không phải là rào cản đối với tất cả các loài côn trùng, vì một nghiên cứu thậm chí phát hiện, con đực ở một số loài côn trùng nhất định đã phát triển những cơ quan sinh dục như của con cái nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn hại từ việc "yêu" đồng giới.

Ngược lại, hoạt động giao phối đồng tính giữa các con cái dường như phục vụ hàng loạt mục đích khác nhau và đáng được phân tích riêng, ông Scharf nói. Nhìn chung, so với các con đực, các con cái chỉ dấn thân vào một cuộc "yêu" đồng giới một cách có chủ ý hơn. Thực tế, theo một cuộc nghiên cứu, con cái ở một số loài bọ cánh cứng đã trèo lên lưng con cái khác để trông có vẻ lớn hơn và thu hút được nhiều bạn tình đực hơn.

Giới khoa học hiện vẫn chưa rõ về tần suất giao phối đồng giới ở côn trùng, vì số trường hợp quan sát được trong phòng thí nghiệm nhiều hơn ở ngoài tự nhiên. Ông Scharf nhất định, điều này có thể ám chỉ, hành vi "yêu" bất thường như trên xảy ra trong các điều kiện căng thẳng và cô lập. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần tiến hành thêm nghiên cứu để xác thực quan điểm này.

Nhóm nghiên cứu hiện dự kiến sẽ tiến hành thêm các thử nghiệm ở một loài bọ cánh cứng để xác định xem hành vi quan hệ tình dục đồng giới ảnh hưởng tới các khía cạnh khác nhau của đời sống sinh vật như thế nào và liệu hành vi đó có liên quan đến bất kỳ dạng hành vi cụ thể nào khác hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News