Côn trùng hút máu gieo rắc kinh hoàng tại châu Phi

Một loài bọ hút máu gây nên một căn bệnh với những triệu chứng chỉ xuất hiện trong phim kinh dị khiến hơn 20.000 người Uganda bị ốm trong vòng hai tháng, trong đó ít nhất 20 nạn nhân tử vong.

>>> New York đau đầu vì bọ hút máu


Bọ hút máu Tunga penetrans.

AP cho biết, thủ phạm là những con côn trùng nhỏ xíu có tên Tunga penetrans. Chúng thường xâm nhập cơ thể người từ chân. Chúng hút máu, sinh trưởng rồi đẻ hàng trăm quả trứng. Sự hiện diện của bọ khiến nhiều bộ phận trên cơ thể người - như môi, mông và thậm chí mí mắt – bị hoại tử.

James Kakooza, Bộ trưởng Y tế Uganada, cho biết, loài bọ Tunga penetrans có thể giết chết trẻ em dễ dàng và gây hiện tượng chết sớm ở những người trưởng thành đang mắc bệnh khác. Phần lớn nạn nhân, đặc biệt là người lớn tuổi, không thể đi lại hay làm việc.

Đây là một dịch bệnh mà chúng tôi đang phải chống trả và tôi tin rằng chúng tôi sẽ tiêu diệt được những con bọ nguy hiểm trong tương lai”, Kakooza nói.

Bọ Tunga penetrans sinh sản ở những nơi bẩn và bụi bặm. Chúng tồn tại ở nhiều khu vực thuộc châu Mỹ Latinh, vùng Caribbe và vùng phụ cận sa mạc Sahara ở Nam Phi. Các nhân viên y tế Uganda đang thực hiện chiến dịch tuyên truyền tại 12 quận có người bị bọ tấn công để nâng cao ý thức vệ sinh của người dân.

Chúng tôi nói với người dân rằng họ nên sử dụng xà phòng y tế để ngăn chặn sự xâm nhập của bọ. Họ cũng có thể đổ xăng, dầu và nhựa đường vào những khu vực có bọ để giết chúng”, Kakooza nói.


Anatoli Alemo, một người dân ở quận Kamuli, Uganda bị bọ hút máu xâm nhập vào tứ chi. (Ảnh: AP).


Vùng Busoga – cách thủ đô Kampala của Uganda 150 km về phía đông – là nơi có nhiều người bị bọ tấn công nhất. Một số trường hợp khác được phát hiện ở miền trung, cách thành phố Kampala gần 70 km. Thực trạng đó khiến dư luận Uganda lo ngại bọ hút máu sẽ phát tán ra khắp đất nước.

Một số nhà khoa học cho rằng những người di cư từ Ấn Độ mang theo Tunga penetrans khi họ tới Uganda và một số nước khác thuộc khu vực Đông Phi trong thế kỷ 19 để xây dựng tuyến đường sắt từ cảng Mombasa của Kenya tới thành phố Kampala.

Sau một thời gian bọ tấn công dân địa phương. Một nhà thám hiểm từng tới châu Phi trong những năm đầu thế kỷ 20 kể rằng ông nhìn thấy những người bị bọ Tunga penetrans tấn công bò trên sườn núi lửa Kilimanjaro tại Tanzania bằng bốn chi và họ kêu gào không ngớt vì đau đớn. Các chính quyền đô hộ thời đó đã diệt trừ bọ song bệnh mà chúng gây ra tái xuất hiện ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Khi nhiễm bệnh, một số người ở vùng nông thôn cho rằng họ bị quỷ ám và chờ chết chứ không tìm cách điều trị.

Tôi bị bọ hút máu chui vào cơ thể từ ba năm trước. Hai đứa con của tôi đã chết vì bọ. Một người hàng xóm mang bọ tới nhà tôi vì anh ta muốn cướp đất của chúng tôi”, Dakaba Kaala, một phụ nữ 60 tuổi tại vùng nông thôn Uganda, kể.

Simon Wanjala
, một quan chức y tế Uganda, nói rằng nhiều gia đình bị giết toàn bộ bởi bọ Tunga penetrans. Chính phủ đã trợ cấp một triệu USD để ngăn chặn dịch bệnh. Biện pháp chữa trị gồm đẩy bọ ra khỏi cơ thể hoặc đắp thuốc.

Một nghiên cứu tại Nigeria trước đây cho thấy nuôi lợn, để cát hoặc đất sét trong nhà, nằm nghỉ ngoài trời là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bọ hút máu xâm nhập vào cơ thể. Đeo giày kín và phun thuốc trừ sâu trong nhà là hai biện pháp ngăn chặn bọ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News