Côn trùng sẽ cứu châu Âu khỏi nạn đói

Trong những năm tới khẩu phần của người châu Âu sẽ thay đổi đến mức khó hình dung. Các chuyên gia dự báo, những món ăn từ côn trùng sẽ xuất hiện phổ biến tại các nhà hàng vào cuối thập kỷ.

Côn trùng là một nguồn protein rất giá trị. Chúng sinh sản nhanh chóng, nuôi chúng không quá cầu kỳ. Nhờ chúng có thể giải quyết được vấn đề thiếu thực phẩm đang đe doạ nhiều quốc gia trên thế giới.


Côn trùng sẽ trở thành món ăn phổ biến trong tương lai.

Một trong những người khởi xướng ý tưởng này là nhà khoa học Hà Lan Marcel Dikk khi ông nghĩ đến sau 14 năm nữa, dân số toàn cầu sẽ lên tới 9 tỷ người, thức ăn làm sao cho đủ. Thịt sẽ thiếu trầm trọng và đương nhiên người ta phải huy động các loại không xương sống vào cuộc.

Các chuyên gia của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng côn trùng sẽ có vị trí quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn về lương thực cho châu Âu và góp phần bảo vệ môi trường. Chính quyền EC đã quyết định bỏ ra 4 triệu đôla để nghiên cứu những lợi ích và giá trị dinh dưỡng của côn trùng, và Cục tiêu chuẩn hoá thực phẩm của Anh được giao tráchnhiện triển khai dự án.

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra so sánh: Bọ cánh cứng và châu chấu giàu chất đạm mà không chứa cholesterol, dế mèn, chứa tới 20% chất đạm và chỉ 6% chất béo. Trong khi đó, thịt lợn chứa 24% chất đạm nhưng chất béo đến 18%. Đó là chưa nói đến nguyên tố vi lượng như cào cào chứa nhiều canxi, mối chưa nhiều sắt, nhộng tằm là nguồn lý tưởng đồng và vitamin B2. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nuôi côn trùng còn có ưu điểm theo quan điểm sinh thái. Chúng thải ra rất ít khí nhà kính so với gia súc.

Hiện nay, người ta đang phân tích một cách có hệ thống thành phần hoá học của sinh vật họ chân đốt này, vì cơ thể một số loại còn chứa các vi sinh vật độc hại, gây dị ứng, thậm chí các bệnh lạ chưa biết đến.

Vào năm 2020, các sản phẩm từ dế mèn, nhện và châu chấu sẽ xuất hiện ở hầu hết các siêu thị và thực tế ngay từ bây giờ nó đã là thực phẩm của hiện tại chứ không phải thực phẩm của tương lai nữa. Trong khi đó, dự án của EU về giải quyết vấn đề lương thực cũngcó nhiều ý kiến phản đối, lên án chính quyền EU đã tiêu tiền của người đóng thuế một cách phí phạm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News