Côn trùng thở dưới nước bằng cách nào?

Có đến hàng trăm loài côn trùng sống chủ yếu dưới nước nơi có nhiều thức ăn hơn trên bờ. Các nhà toán học MIT đã phát hiện ra cách mà những con bọ có thể thở được dưới nước.

Nhờ có lớp “áo” rắn chắc không thấm nước nên khi lặn ngụp những con bọ này đã giữ lại một lớp không khí mỏng trên cơ thể chúng. Các bong bóng khí không chỉ có công dụng như nguồn dữ trữ ôxi hạn chế, đồng thời chúng cũng cho phép côn trùng hấp thụ ôxi từ môi trường nước xung quanh.

John Bush – phó giáo sư ngành toán học ứng dụng đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu – cho biết: “Một số loài côn trùng đã thích nghi được với cuộc sống dưới nước bằng cách sử dụng bong bóng khí giống như một lá phổi bên ngoài”.

Nhờ có các bong bóng khí đó, côn trùng có thể ở dưới mặt nước vô hạn định và có thể lặn sâu tới khoảng 30 met, theo nghiên cứu của Bush và Morris Flynn, trước là giáo viên hướng dẫn môn toán ứng dụng. Một số loài ví dụ như Neoplea striola, vốn là loài bản địa tại New England, thậm chí còn ngủ đông dưới nước cả một mùa đông dài.

Côn trùng thở dưới nước bằng cách nào?

Con bọ gạo Notonecta treo ngược mình dưới bề mặt nước. Bong bóng hô hấp của nó bao quanh toàn bộ kích thước cơ thể. (Ảnh John Bush và Morris Flynn)

Hiện tượng này lần đầu tiên được quan sát từ nhiều năm trước, nhưng các nhà nghiên cứu MIT là những người đầu tiên tính toán được độ sâu tối đa khi lặn đồng thời mô tả được bằng cách nào mà các bong bóng khí có thể duy trì được khi côn trùng lặn sâu hơn dưới nước nơi mà áp lực nước có thể làm vỡ chúng.

Nghiên cứu mới sẽ được công bố trên số ra ngày 10 tháng 8 trên tờ Journal of Fluid Mechanics. Nghiên cứu cho thấy có trạng thái cân bằng mong manh giữa tính ổn định của bong bóng khí cũng như nhu cầu hô hấp của côn trùng.

Tính ổn định của bong bóng khí được duy trì nhờ lông trên bụng của con côn trùng, giúp cản nước trên bề mặt. Lông cùng với lớp sáp trên bề mặt ngăn cho nước không làm ngập lỗ thở - các lỗ nhỏ xíu năm trên bụng của côn trùng.

Khoảng cách giữa các sợi lông cũng đặc biệt quan trọng. Các sợi lông càng nằm gần nhau thì tính ổn định cơ học càng lớn cũng như khả năng chịu áp lực của bong bóng khí trước khi bị vỡ càng cao.

Tuy nhiên tính ổn định này cũng có giá đi kèm. Nếu các sợi lông nằm quá gần nhau thì sẽ không đủ diện tích bề mặt để hô hấp.

Côn trùng thở dưới nước bằng cách nào?

Nhện Dolomedes triton sử dụng lớp không khí dày khoảng 0,2mm làm nguồn cung cấp ôxi. (Ảnh: John Bush và Morris Flynn/ ScienceDaily)

Flynn, hiện đang là trợ lý giáo sư kỹ thuật cơ học tại đại học Alberta, cho biết: “Do bong bóng khí có vai trò như lá phổi bên ngoài, diện tích bề mặt của nó phải đủ lớn để tạo điều kiện trao đổi khí dễ dàng”.

Các nhà nghiên cứu đã tạo một mô hình toán học để tính toán các nhân tố nói trên đồng thời cho phép họ dự đoán độ sâu mà côn trùng có thể lặn. Họ phát hiện ra rằng có tồn tại độ sâu tối đa mà bong bóng khí chịu được, bên cạnh đó cũng tồn tại độ sâu tối thiểu mà bong bóng khí không thể đáp ứng được nhu cầu hô hấp của côn trùng.

Mặc dù các nhà nghiên cứu nhận thấy côn trùng có thể lặn sâu đến 30 mét dưới mặt nước, chúng hiếm khi mạo hiểm lặn sâu hơn vài mét vì còn có các nhân tố môi trường khác như lượng ánh sáng, tính sẵn có của con mồi hay sự hiện diện của kẻ ăn thịt.

Các nhà nghiên cứu đầu tiên rất thích thú với lá phổi bên ngoài của côn trùng khi họ tình cờ bắt được một con thuộc loài thở dưới nước trong khi đang tìm kiếm loài nhện nước. Một vài năm trước, Bush cùng các cộng sự đã tìm hiểu được bằng cách nào nhện nước sử dụng sức căng mặt ngoài để trượt trên bề mặt nước.

Các nhà nghiên cứu khác đã khám phá các hệ thống có thể tái tạo lá phổi bên ngoài với tỷ lệ lớn hơn để có thể sử dụng với người. Một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Nottingham Trent cho thấy khoang xốp bao quanh vật liệu không thấm nước được cung cấp ôxi nhờ lớp không khí mỏng trên bờ mặt. Diện tích bề mặt cần thiết để hỗ trợ hoạt động hô hấp của con người rất lớn, vượt quá 100 m2. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các phương thức khác để ứng dụng kỹ thuật này. Ví dụ như thiết bị cung cấp ôxi cần thiết nhờ tế bào nhiên liệu để nạp năng lượng cho các phương tiện tự động dưới nước chẳng hạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News