Công bố bản đồ biến thể gien người

Các nhà khoa học vừa lập ra một loại bản đồ về các biển thể gien người. Đây là một bước tiến nhằm tìm những gien giải thích sự khác biệt về sức khoẻ giữa các cá nhân và tại sao mọi người lại có những cách phản ứng khác nhau đối với thuốc cũng như môi trường.

Bản đồ HapMap hứa hẹn giải thích bộ gien của bạn khác với bộ gien người ngồi cạnh như thế nào.

Bản đồ cũng có tiềm năng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn sinh học, sự tiến hoá của con người và chẩn đoán bệnh tật. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố phần đầu tiên của bản đồ này trên tạp chí Nature số ra tuần trước.

Theo TS Panos Deloukas thuộc Viện Wellcome Trust Sanger, một thành viên tham gia dự án, đây là một sự kiện khoa học quan trọng bởi bản đồ liên quan trực tiếp tới bộ gien người và là công cụ tăng cường hiệu quả cho các nghiên cứu di truyền.

Dự án gien người đã chỉ ra rằng bộ gien của hai người bất kỳ giống nhau 99,9%. Giờ thì các nhà khoa học đã hoàn tất một bản đồ chi tiết hơn (còn gọi là HapMap), chỉ ra các biến thể gien để giải thích 0,1% khác biệt. Dự án HapMap quốc tế này, quy tụ 200 nhà khoa học từ Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nigeria và Trung Quốc, đã lập ra bản đồ biến thể gien người bằng cách dùng các mẫu ADN của 269 người từ châu Á, châu Phi và Mỹ. Phần đầu tiên của HapMap chứa hơn 1 triệu biến thể. Phần thứ hai sẽ chứa khoảng 2 triệu biến thể nữa. Các biến thể này được di truyền như những khối thông tin.

Sử dụng HapMap, các nhà khoa học có thể so sánh các hình thái biến thể ở bệnh nhân mắc một bệnh nào đó với người khoẻ mạnh để xác định các nguyên nhân di truyền gây bệnh. Theo GS Peter Donneylly thuộc ĐH Oxford, nói cách khác HapMap là công cụ để chúng ta tìm kiếm những gien liên quan tới các căn bệnh phổ biến. Nó cũng sẽ giúp con người hiểu các tiến trình quan trọng khác trong sinh học, chẳng hạn như tiến hoá, tái kết hợp và những tác động tạo nên biến thể gien người.

Ngoài ra, HapMap sẽ cho phép các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu chi tiết hơn về di truyền. Cụ thể là nó đã tiết lộ rằng các gien liên quan tới sửa chữa ADN không đa dạng như những gien đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. GS Deloukas dự đoán trong 2-3 năm nữa sẽ có rất nhiều thông tin được đưa ra từ những nghiên cứu như thế.

Minh Sơn (Theo ABCNews, Reuters)
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News