Công dụng mới của wifi: Phát hiện bom và vật liệu nổ cực chính xác!
Sẽ không bao giờ có các vụ khủng bố, đặt bom trong túi xách tại nơi công cộng nữa, nếu hệ thống này thành hiện thực.
An ninh sân bay phức tạp và nghiêm ngặt, hẳn bạn cũng mường tượng được phần nào. Bạn và hành lý của bạn phải đi qua máy quét, chịu một loạt các đợt thẩm tra sao cho đảm bảo tuân thủ các quy định, mới mong lọt được vào đến phòng chờ sân bay.
Nhưng thực tế thì đôi khi cái hệ thống tưởng như nghiêm ngặt bậc nhất ấy vẫn xảy ra sai sót, để rồi khủng bố hoặc các phần tử có khả năng đe dọa an toàn bay lọt được qua, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Hãy nhớ đến sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, sự kiện xảy ra cũng là bởi không tặc lọt được lên máy bay và gây ra thảm họa nhuốm máu.
Sự kiện khủng bố đau thương 11/9/2001.
Vậy làm thế nào để an ninh sân bay được đẩy lên mức an toàn cao nhất. Theo một kỹ sư từ ĐH Rutgers (Mỹ), chúng ta có thể làm được điều đó chỉ cần dựa vào... sóng Wi-Fi.
Đúng vậy, chính loại sóng giúp điện thoại và máy tính kết nối vào internet trong tương lai sẽ giúp bảo đảm an toàn cho công chúng. Theo đó, Wi-Fi có thể trở thành công cụ phát hiện vũ khí, bom và chất nổ hóa học một cách cực kỳ hiệu quả, và quan trọng nhất là... rẻ tiền.
Nghiên cứu được công bố trong hội nghị IEEE 2018 - về truyền thông và an ninh mạng. Cụ thể, các chuyên gia đã chỉ ra rằng hầu hết các vật dụng nguy hiểm đều được tạo thành từ kim loại và chất lỏng.
Hầu hết các vật dụng nguy hiểm đều được tạo thành từ kim loại và chất lỏng.
Đã là kim loại, chúng sẽ gây ngăn trở sóng Wi-Fi, và khoa học có thể tìm cách xác định được việc đó. Hơn nữa, túi xách nếu có chứa vũ khí thì cũng chỉ làm từ các loại vải dễ để sóng Wi-Fi lọt qua, nên không gặp bất kỳ trở ngại gì.
Để có được thành quả này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống xác định vũ khí bằng sóng Wi-FI, trong đó có thể phát ra thông báo khi tín hiệu bị ngăn trở bởi vật thể bên ngoài. Họ đã thử với 15 loại vật thể, chứa trong 6 loại túi xách. Kết quả, hệ thống có thể phân biệt đâu là vật thể nguy hiểm, với độ chính xác lên tới 99%.
Về chất liệu nguy hiểm, hệ thống xác định chính xác được 90%. Về vật thể bằng kim loại, độ chính xác là 98%, và chất lỏng thì là 95%.
Nếu vật thể được đựng trong túi xách loại bình thường, tỷ lệ chính xác là 95%. Nhưng nếu vật thể được bọc trong một vật liệu khác, tỷ lệ sụt xuống chỉ còn 90%.
Sóng Wi-Fi có thể xác định được vũ khí chính xác tới hơn 95%.
Hiện tại, các sân bay đang sử dụng hệ thống quét tia X và chụp cắt lớp để kiểm soát an ninh. Tuy nhiên, hệ thống ấy khá cồng kềnh, đắt tiền và khó áp dụng trong các nơi công cộng khác. Thế nên, chúng ta phải sử dụng yếu tố con người để kiểm ta, dù phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không thể bao quát được hết.
"Ở một khu vực rộng lớn, việc xây dựng một hệ thống quét như sân bay là rất khó" - Yingying Chen, tác giả nghiên cứu cho biết.
"Vẫn phải dùng đến sức người, vì thế chúng tôi muốn tạo ra hệ thống thay thế, giảm thiểu điều đó".
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tập trung vào việc nâng cao khả năng xác định chính xác vũ khí. Hệ thống này cần phải xác định được hình dáng, thậm chí ước lượng được dung tích của chất lỏng có trong túi.
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng đây có thể là một quy chuẩn an ninh mới trong các sự kiện lớn, như đại nhạc hội, thể thao, hay bất kỳ đâu có nguy cơ là mục tiêu của khủng bố.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
