Công nghệ biến gỗ xấu thành gỗ tốt
Trữ lượng gỗ rừng trồng như thông, điều và cao su ở nước ta rất lớn. Tuy nhiên, thể tích cơ bản, tính chất cơ học, độ cứng của những loại gỗ này rất thấp, chỉ ở mức 154 kg/cm3 nên khó sản xuất đồ mộc, phục vụ các ngành khác.
Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương, ĐH Nông lâm TH HCM đã dùng các phương pháp cơ nhiệt, hóa cơ nhiệt, hóa học để biến tính chúng. Theo đó, gỗ cao su, gỗ điều được áp dụng phương pháp hóa cơ nhiệt để tăng độ bền; đối với gỗ hông, áp dụng phương pháp cơ nhiệt. Cũng có thể biến tính gỗ cao su và điều bằng phương pháp hóa học.
Kết quả cho thấy, độ bền uốn tĩnh của gỗ đã tăng lên từ 30 -50%: cao su từ 963 kg/cm3 tăng lên 1287 kg/cm3; điều từ 843 kg/cm3 tăng lên 1151,82 kg/m3; hông từ 449 kg/cm3 tăng lên 720 kg/cm3.
Công nghệ này còn được sử dụng để biến tính nhiều loại gỗ rừng trồng nhẹ, thiếu bền để cung cấp cho thị trường và xuất khẩu.