Công nghệ giúp bảo quản sữa trong nhiều tháng

Công nghệ xử lý nhiệt cực cao giúp tạo ra loại sữa không bị hư hỏng trong nhiều tháng, nhưng cũng khiến chúng không thể tạo ra pho mát.

Sữa là thực phẩm có thời gian sử dụng rất ngắn. Ngay cả khi được thanh trùng, sữa thường hỏng sau khoảng 10-15 ngày để trong tủ lạnh, nhưng có một quy trình được áp dụng trong 50 năm qua, giúp sữa có thể bảo quản trong nhiều tháng liền, theo BBC.

Quy trình này được gọi là công nghệ xử lý nhiệt cực cao (UHT), cho ra đời sữa tiệt trùng. Trước đây, sữa thường được xử lý bằng phương pháp thanh trùng, nhằm tiêu diệt vi khuẩn lao và một vài loài gây bệnh. Nhà sản xuất làm nóng sữa đến 72 độ C trong khoảng 15 giây, sau đó làm lạnh. Quy trình này không giết tất cả vi khuẩn, nhiều loại vi khuẩn còn sót lại sẽ không gây hại nếu sữa được giữ lạnh và tiêu thụ nhanh. Hầu hết sữa ở Mỹ, Australia và New Zealand đều thuộc loại thanh trùng.

Công nghệ giúp bảo quản sữa trong nhiều tháng
Sữa UHT phổ biến ở châu Âu hơn châu Mỹ. (Ảnh: BBC).

Ở nhiều nước châu Âu, sữa tiệt trùng UHT lại là loại phổ biến nhất. Loại sữa này được làm nóng đến 140 độ C trong ba giây. Mức nhiệt cao ngay lập tức giết chết tất cả vi khuẩn và hầu hết các bào tử. Việc không có vi khuẩn khiến sữa để được rất lâu, miễn là được cách ly với không khí.

Tuy nhiên việc tiệt trùng bằng phương pháp UHT không giúp sữa tồn tại mãi mãi, việc bảo quản sữa UHT cũng cần sự cẩn trọng. Sữa cần được duy trì ở nhiệt độ 20-30 độ C. Nếu vận chuyển qua khu vực khí hậu nóng ẩm hoặc phơi nắng trong thời gian dài, số bào tử còn lại trong sữa có thể hoạt động trở lại. Kết quả là nhiều khối đặc kết tảng bên trong bao bì, khi mở ra trông giống sữa chua hay kem trứng.

Một nhược điểm của sữa UHT là không thể làm pho mát. Làm pho mát là quá trình hai bước, trong đó protein bị cắt rời bởi enzyme rennet, sau đó kết tụ thành các cục vón pho mát. Quá trình này bị một số loại protein trong sữa UHT ngăn cản, làm pho mát không thể vón cục. Điều này không xảy ra với sữa thanh trùng thông thường.


Quy trình đóng gói sữa sau xử lý nhiệt cực cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Màng graphene lọc nước biển thành nước ngọt

Màng graphene lọc nước biển thành nước ngọt

Các nhà nghiên cứu đã đạt được một bước ngoặt lớn trong cuộc tìm kiếm phương pháp khử muối hiệu quả bằng cách chế tạo thành công một màn graphene oxide để tách muối khỏi nước biển.

Đăng ngày: 07/04/2017
Những mẫu vật tưởng như không bao giờ nhìn thấy phải

Những mẫu vật tưởng như không bao giờ nhìn thấy phải "lộ diện" dưới loại kính này

Kỹ thuật này được đánh giá là bước tiến lớn của giới khoa học, giúp lĩnh vực chế tạo kính hiển vi vượt qua giai đoạn bế tắc, khi mà kính hiển vi sử dụng tia laser có chi phí cao và dòng năng lượng cực kì lớn.

Đăng ngày: 07/04/2017
Tạo ra robot giúp trẻ tự kỷ học các kỹ năng xã hội

Tạo ra robot giúp trẻ tự kỷ học các kỹ năng xã hội

Kaspar là một robot xã hội được thiết kế để giao tiếp với trẻ tự kỷ. Robot có thể hát, bắt chước cách ăn uống, chơi trống lục lạc và thậm chí là chải tóc.

Đăng ngày: 05/04/2017
Công nghệ tối tân này sẽ giúp nông dân không cần lao động chân tay

Công nghệ tối tân này sẽ giúp nông dân không cần lao động chân tay

Không còn cần lao động tay chân trực tiếp, các nông dân hiện nay đã sở hữu công cụ hiện đại để hỗ trợ trong công việc đồng áng.

Đăng ngày: 05/04/2017
Những vũ khí hủy diệt của Samsung bạn chưa từng biết đến

Những vũ khí hủy diệt của Samsung bạn chưa từng biết đến

Là tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, thật dễ hiểu khi thiết bị điện tử tiêu dùng không phải là lĩnh vực duy nhất có dấu chân Samsung

Đăng ngày: 04/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News