Công nghệ thu giữ CO2 không được áp dụng phổ biến

Công nghệ thu và giữ khí dioxite carbon (CO2) nhằm phát thải khí này vào môi trường tự nhiên đã khiến nhiều nhà sinh thái học của Mỹ lên tiếng do tính lợi nhuận không cao.

>>> Hàm lượng CO2 trong khí quyển đang tăng kỷ lục

Công nghệ này thu hồi CO2 từ các tuabin hay nồi hơi, sau đó đưa xuống lòng đất. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu mới chỉ được sử dụng trong khai thác dầu khí, nhằm thu hồi khí methane và CO2 thoát ra từ các mỏ dầu.

Theo ông Robin Knight, chuyên gia nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng PFC, công nghệ này có thể gia tăng sản lượng khai thác dầu vì khi thu hồi khí CO2 và nén lại sẽ tạo ra áp lực mạnh đẩy dầu dâng cao lên. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách này thì chỉ có thể thu hồi chứ không lưu giữ được lượng CO2.

Ông Robin Knight cho biết trong ngành công nghiệp, đặc biệt trong sản xuất điện, việc giảm phát thải và thu hồi khí CO2 có giá thành rất cao, thậm chí chiếm đến 70% chi phí vận hành của một nhà máy điện. Hơn nữa, để lắp đặt công nghệ này còn phải cần đến một hạ tầng cơ sở khổng lồ, trong đó bao gồm một hệ thống cung cấp điện riêng.

Ông Philippe Pealinck, một lãnh đạo của Tập đoàn Alstom cho biết chính sự phức tạp đã khiến công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2 không được quan tâm nhiều ở Mỹ. Một vài dự án nhà máy nhiệt điện đốt than có trang bị hệ thống thu hồi và lưu giữ khí CO2 vẫn không được triển khai, đặc biệt là dự án Future Gen 2.0 tại vùng Illinois miền Bắc nước Mỹ. Được Chính phủ Mỹ tài trợ với mục đích "không phát thải một lượng CO2 nào" và có vốn đầu tư lên đến một tỷ USD, nhưng dự án gặp hết vấn đề này đến vấn đề khác.

Việc lưu giữ CO2 cũng là một vấn đề vì bể chứa phải nằm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất và có khả năng lưu giữ khí trong hàng trăm năm.

Đối với các nhà sinh thái thì việc thu hồi và lưu giữ CO2 không sinh lợi vì "đầu tư cho công nghệ này kém hiệu quả so với việc sử dụng năng lượng tái tạo" - ông Kyle Ash, đại diện Tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News