Công nghệ truyền tín hiệu mở cánh cửa cho giao tiếp dưới nước
Công nghệ sóng tần số siêu thấp cho phép xây dựng giao tiếp ở những nơi kết nối không dây thông thường không thể hoạt động được.
Theo Engadget, chẳng có chút khó khăn nào để thực hiện những kết nối không dây trên mặt đất, nhưng kết nối này sẽ trở nên vô dụng ở những nơi tín hiệu không thể truyền đi, giống như dưới nước hoặc trong các hang động. Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đã tìm ra một cách tốt hơn.
Công nghệ này có thể giúp thợ lặn gửi tin nhắn văn bản với nhau.
Nhóm nghiên cứu AMEBA của họ đang nghiên cứu và phát triển những hệ thống truyền tín hiệu sử dụng tần số cực thấp ULF (1Hz đến 3kHz) và tần số rất thấp VLF (3kHz đến 30kHz) có thể thâm nhập vào các vật liệu như đá và nước. Công nghệ này có thể giúp thợ lặn gửi tin nhắn văn bản với nhau, hay các đội tìm kiếm cứu nạn vẫn có thể liên lạc với thế giới bên ngoài trong khi họ đang ở dưới đường hầm.
Những khái niệm cơ bản về hệ thống truyền tín hiệu ULF và VLF không phải quá mới mẻ. Chúng đã được sử dụng trong quân đội nhiều thập kỷ qua để liên lạc giữa các tàu ngầm. Nhưng thách thức ở đây là phải đóng gói nguồn điện cần thiết vào một không gian tương đối nhỏ, do những vật liệu di chuyển vật lý với các điện trường hoặc từ trường mạnh thay vì dựa vào mạch và các thiết bị khuếch đại. Các trạm VLF trong thời chiến tranh Lạnh cần một lượng lớn đất đai cũng như các tháp canh cao hàng chục đến cả trăm mét. Trong khi đó, đội ngũ AMEBA mang đến những đột phá trong thiết kế, chất cách điện, nam châm và kỹ thuật để đưa tầm nhìn của họ thành hiện thực.
Với những thành tựu đang có, chúng ta sẽ thấy công nghệ này sớm trở thành hiện thực và sử dụng rộng rãi thay vì chỉ giới hạn trong quân đội như hiện nay.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.
