Công nghệ tuyệt vời ra đời - giấy cũng có thể tự uốn, gập, tạo hình theo lệnh
Thử tưởng tượng xem nếu như bạn chạm vào bông hoa bằng giấy và bỗng nhiên nó... xấu hổ, co lại thì sẽ thú vị thế nào?
Bạn có tin không, giấy - loại vật liệu lâu đời và quá đỗi quen thuộc với chúng ta hàng ngày sẽ trở nên vô cùng thú vị khi chúng có thể tự uốn, gập, tạo hình theo lệnh.
Công nghệ mới giúp giấy có thể tự uốn, gập, tạo hình theo lệnh.
Công nghệ mới đang được phát triển tại Viện trương tác người - máy tính (HCII) của trường Đại học Carnegie Mellon (Úc) sẽ biến loại vật liệu có phần nhàm chán trở nên vô cùng sinh động.
Cơ chế hoạt động của công nghệ này như sau. Một lớp nhựa dẻo dẫn nhiệt siêu mỏng được ứng dụng trên giấy thông thường với một loại máy in 3D chi phí thấp, hoặc thậm chí vẽ tay, lớp nhựa đóng vai trò như một thiết bị truyền động (actuator).
Dòng điện được đưa vào làm cho tờ giấy uốn cong hoặc gấp lại.
Khi một dòng điện được đưa vào, nhựa nhiệt dẻo nóng lên và nở ra, làm cho tờ giấy uốn cong hoặc gấp lại; khi ngắt dòng điện, tờ giấy sẽ trở lại hình dạng ban đầu.
Lining Yao, trợ lý giáo sư tại HCII và giám đốc Phòng thí nghiệm Morphing Matter, người đã phát triển phương pháp này cùng nhóm của mình cho biết: "Chúng tôi muốn tái tạo loại vật liệu cũ này. Việc truyền tính năng động vào giấy thực sự biến giấy thành một vật liệu khác, vật liệu có thể sử dụng trong cả nghệ thuật lẫn thực tế".
Nhà nghiên cứu Guanyun Wang - cựu thực tập sinh nghiên cứu Tingyu Cheng cùng thành viên Phòng thí nghiệm Morphing Matter của Yao đã thiết kế các loại thiết bị truyền động cơ bản, một số dựa trên hình thức origami và kirigami.
Lồng chụp đèn có thay đổi hình dạng và lượng ánh sáng phát ra từ đèn.
Điều này cho phép họ tạo ra các cấu trúc có thể biến thành quả bóng hoặc hình trụ và vật thể phức tạp hơn.
Chẳng hạn như lồng chụp đèn có thay đổi hình dạng và lượng ánh sáng phát ra từ đèn, một cây hoa mimosa nhân tạo có cánh hoa lần lượt nở khi bị chạm vào.
Lồng chụp đèn có thay đổi hình dạng và lượng ánh sáng phát ra từ đèn.
Tháng 6 vừa qua, hơn 50 sinh viên đến từ trường Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ này để tạo ra những cuốn sách pop-up khá công phu các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như Starry Night và Sunflowers của Van Gogh.
Nhóm của Yao đã trình bày công nghệ này vào tháng Tư tại CHI 2018, Hội nghị về các Yếu tố con người trong Hệ thống máy tính, ở Montreal.
Yao cho biết các nhà nghiên cứu đang tinh chỉnh phương pháp này. Vẫn còn nhiều việc phải làm. Quá trình truyền động diễn ra khá chậm, Yao và nhóm của cô hy vọng sẽ điều này sẽ được giải quyết bởi các vật liệu kỹ thuật - sử dụng giấy có tính dẫn nhiệt cao hơn và phát triển các sợi in được hiệu chỉnh để sử dụng trong bộ truyền động.
Các bộ truyền động sử dụng với giấy này cũng có thể được sử dụng cho nhựa và vải.
Công nghệ truyền động giấy in sẽ được trưng bày tại Liên hoan Ars Electronica ở Linz (Áo); Trung tâm Mỹ thuật Bozar ở Brussels (Bỉ); và Hyundai Motorstudio ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trong tháng 9.