Công nghệ xe không người lái chỉ nên áp dụng với xe bus ở Việt Nam

Xe bus không người lái có thể giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam nhưng cơ sở hạ tầng giao thông phải được cải thiện.

Tại hội thảo "Smart City: Từ nghiên cứu đến ứng dụng triển khai" tổ chức sáng 6/5 tại Hà Nội, các chuyên gia Nhật Bản đã thảo luận, một trong năm nhân tố cốt lõi để tạo nên thành phố thông minh là công nghệ xe không người lái (xe tự lái).

Công nghệ xe không người lái chỉ nên áp dụng với xe bus ở Việt Nam
Xe tự lái có thể dừng khi gặp chướng ngại vật. (Ảnh minh họa: ST).

TS Lê Anh Sơn, Đại học Nagoya (Nhật Bản) cho rằng, xe tự lái có thể giải được bài toán tắc nghẽn, xóa bỏ các vi phạm giao thông như lạng lách, tạt đầu, ép đầu xe, tai nạn giao thông... Xe tự động lái cũng có thể tự đi tìm chỗ đậu và trở lại điểm xuất phát, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng xe.

Tuy nhiên, không nên áp dụng mô hình xe tự lái ở tất cả các phương tiện tham gia giao thông bởi muốn vận hành xe tự lái phải có kết nối với các phương tiện khác, buộc thay thế hoàn toàn mọi phương tiện di chuyển bằng xe tự động lái. Khi đó con người bị lệ thuộc vào công nghệ, nếu an ninh mạng, an ninh công nghệ không được đảm bảo có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng. Vì vậy chỉ nên sử dụng trên mô hình giao thông công cộng như xe bus tàu điện ngầm...

Về nguyên lý hoạt động, xe tự lái sẽ dừng lại khi phát hiện vật thể, đối tượng di chuyển gần. Tuy nhiên TS Tạ Đức Tùng, Đại học Tokyo cho rằng, với tình trạng giao thông hỗn loạn của Việt Nam hiện nay, các phương tiện di chuyển chưa đúng hàng lối, không tuân thủ luật giao thông triệt để khiến cho việc áp dụng xe tự lái trong hệ thống giao thông công cộng của Việt Nam rất khó khăn.

TS Sơn cho rằng, trước mắt xe tự lái có thể áp dụng được ngay ở Việt Nam trên quy mô khu đô thị. Để ứng dụng rộng thì Việt Nam cần cải thiện ý thức của người tham gia giao thông, cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chất độc trong thực phẩm sau 10 phút nhờ nano bạc

Phát hiện chất độc trong thực phẩm sau 10 phút nhờ nano bạc

Thử nghiệm trên lúa, xoài, cam, táo, rau cải, chè... đế SERS dạng lá nano bạc có thể nhận biết được thuốc trừ sâu, diệt côn trùng.

Đăng ngày: 06/05/2019

"Mục sở thị" công nghệ sản xuất thức ăn cho gia súc và cây trồng từ rơm, lá mía

Từ phế phẩm nông nghiệp các nhà khoa học đã sử dụng để làm thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Đăng ngày: 03/05/2019
Sinh viên tạo dung dịch từ vỏ tôm giữ nông sản tươi hơn 10 ngày

Sinh viên tạo dung dịch từ vỏ tôm giữ nông sản tươi hơn 10 ngày

Bùi Thị Khánh Linh, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) nghiên cứu dung dịch bảo quản nông sản tươi trong 10 ngày

Đăng ngày: 22/04/2019
Nhà khoa học đưa đồng nano vào phân bón cây trồng

Nhà khoa học đưa đồng nano vào phân bón cây trồng

Muối đồng clorua nano được đưa vào phân bón vi lượng đạt hai tác dụng “vỗ béo” và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cho cây.

Đăng ngày: 03/04/2019
Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai

Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai

Bạn đã biết động cơ làm việc như thế nào và bạn cũng đã tìm hiểu nguyên lý làm việc của hộp số. Tuy nhiên để đưa nguồn động lực của động cơ xuống các bánh xe cần phải thông qua một hệ thống cuối cùng, đó là bộ vi sai.

Đăng ngày: 30/03/2019
Máy trồng hành tím tự động, chạy bằng năng lượng mặt trời

Máy trồng hành tím tự động, chạy bằng năng lượng mặt trời

Máy sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình trồng hành tím từ việc xới đất, gieo hạt giống, lấp đất với công suất 1 giờ/ 1,5ha, gấp 4 lần so với làm thủ công.

Đăng ngày: 21/03/2019
Phòng thực hành hàng không đầu tiên trong trường đại học Việt Nam

Phòng thực hành hàng không đầu tiên trong trường đại học Việt Nam

Phòng được trang bị máy móc theo chuẩn quốc tế, giúp sinh viên ngành hàng không thực hành ngay tại trường.

Đăng ngày: 18/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News